Từ xa xưa, trong lễ cưới của người Thái, khi cô dâu về nhà chồng bao giờ cũng mang theo rất nhiều của hồi môn. Tục mang của hồi môn của cô dâu về nhà chồng thể hiện nhiều nét nhân văn trong cuộc sống từ xa xưa của cộng đồng người Thái.
Phụ nữ Thái tự tay làm cho mình của hồi môn mang về nhà chồng
Phụ nữ Thái bản tính rất siêng năng nên từ khi chín, mười tuổi đã tập thêu thùa, may vá và lớn hơn chút nữa thì cần cù việc đồng áng, nương rẫy, trồng bông dệt vải, lo lắng quần áo, cơm nước cho cả nhà. Bởi vậy, trong gia đình người Thái luôn dành cho con gái sự yêu thương đặc biệt. Chính vì vậy đến lúc con gái đi lấy chồng, cha mẹ các cô gái luôn lo cho con mình nhiều của hồi môn làm vốn liếng khi bước chân về nhà chồng.
Còn về lễ cưới của nhà trai mang sang nhà gái thì trước đây không chỉ người Thái mà nhiều dân tộc khác cũng có tệ thách cưới nhưng cơ bản là nhà gái không nhận nhiều lễ vật từ nhà trai. Các cụ già trong bản Thái cho biết, ngày xưa, các làng bản rất thưa thớt nên nhà gái thường chỉ nhận lễ cưới khoảng 50 cân gạo, 50 cân thịt lợn, 50 lít rượu.
Ngoài ra, theo tục lệ xưa thì nhất thiết lễ cưới nhà trai mang đến phải có mấy ống cá chua làm bằng cá suối và nhà gái làm bao nhiêu mâm thì nhà trai phải có đủ mỗi mâm một đĩa cá sấy để khi bày cỗ sẽ được nướng lại trên than hồng. Ngoài các lễ vật đó, nếu nhà nào khá giả tặng cho con dâu vòng tay, xà tích bằng bạc thì tùy ý.
Với những lễ vật khiêm tốn như vậy nhưng nhà gái vẫn mang về nhà trai món quà hồi môn rất lớn, từ ấm chén, bát đĩa, xoong nồi, dao, cuốc, cày, bừa… đủ vật dụng cho một gia đình tách ra để ở riêng. Bây giờ có nhiều đồ dùng hiện đại và kinh tế khá lên, nhiều nhà còn chuẩn bị của hồi môn cho con gái cả giường tây, tủ lạnh, xe máy, quạt điện, ti vi.
Ngoài những lễ vật trên, còn có những lễ vật không thể thiếu được đó là ngoài số chăn, đệm cho vợ chồng thì nhà trai có ông, bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, anh, chị, em chồng và vị đại diện nhà trai sẽ được tặng mỗi người một bộ chăn, đệm nằm, đệm ngồi, gối bằng vải dệt truyền thống nhồi bông lau.
Để có được những lễ vật đó, xưa kia, nhà có con gái Thái đã phải chuẩn bị dần từ lúc cô gái mới mười ba, mười bốn tuổi. Khi sắp lấy chồng thì bà con trong bản có thể làm giúp hoặc nhiều nhà được mỗi nhà họ hàng giúp cho một hai bộ chăn đệm, và các vật dụng khác. Tới khi nhà họ hàng có con lấy chồng thì mình giúp lại.
Tục mang của hồi môn của cô dâu về nhà chồng thể hiện nhiều nét nhân văn trong cuộc sống từ xa xưa của cộng đồng người Thái. Trước hết, nó thể hiện tình mẫu tử và trách nhiệm của cha mẹ lo lắng giáo dục con cái đức tính cần cù lao động. Bản thân người con gái Thái ngay từ nhỏ vì phong tục tập quán mà tự rèn luyện sự chịu thương, chịu khó, kiên trì. Nó còn thể hiện tình cảm láng giềng, họ hàng luôn cộng đồng trách nhiệm với nhau trong xây dựng cuộc sống. Đồng thời, của hồi môn của nhà gái cũng làm cho nhà trai bớt đi khó khăn phải lo việc cưới quá nặng nề. Qua đó, dành được vốn liếng để hỗ trợ cho con em mình phát triển kinh tế gia đình sau khi cưới. Những lễ vật hồi môn rất chu đáo của nhà gái sẽ khiến cho nhà trai cũng như bản thân chú rể tăng thêm sự trân trọng mối quan tâm của nhà gái để cố gắng sống làm sao cho mối quan hệ thông gia, vợ chồng ngày càng đầm ấm và bền chặt…
Có lẽ vì những ý nghĩa thiết thực, nhân văn như thế nên trong nghi lễ cưới hỏi của người Thái so với trước đây đã có nhiều thay đổi nhưng tục mang của hồi môn về nhà chồng của cô dâu người Thái vẫn không đổi thay.
1934 lượt xem
Ban Biên tập
Từ xa xưa, trong lễ cưới của người Thái, khi cô dâu về nhà chồng bao giờ cũng mang theo rất nhiều của hồi môn. Tục mang của hồi môn của cô dâu về nhà chồng thể hiện nhiều nét nhân văn trong cuộc sống từ xa xưa của cộng đồng người Thái.
Phụ nữ Thái bản tính rất siêng năng nên từ khi chín, mười tuổi đã tập thêu thùa, may vá và lớn hơn chút nữa thì cần cù việc đồng áng, nương rẫy, trồng bông dệt vải, lo lắng quần áo, cơm nước cho cả nhà. Bởi vậy, trong gia đình người Thái luôn dành cho con gái sự yêu thương đặc biệt. Chính vì vậy đến lúc con gái đi lấy chồng, cha mẹ các cô gái luôn lo cho con mình nhiều của hồi môn làm vốn liếng khi bước chân về nhà chồng.
Còn về lễ cưới của nhà trai mang sang nhà gái thì trước đây không chỉ người Thái mà nhiều dân tộc khác cũng có tệ thách cưới nhưng cơ bản là nhà gái không nhận nhiều lễ vật từ nhà trai. Các cụ già trong bản Thái cho biết, ngày xưa, các làng bản rất thưa thớt nên nhà gái thường chỉ nhận lễ cưới khoảng 50 cân gạo, 50 cân thịt lợn, 50 lít rượu.
Ngoài ra, theo tục lệ xưa thì nhất thiết lễ cưới nhà trai mang đến phải có mấy ống cá chua làm bằng cá suối và nhà gái làm bao nhiêu mâm thì nhà trai phải có đủ mỗi mâm một đĩa cá sấy để khi bày cỗ sẽ được nướng lại trên than hồng. Ngoài các lễ vật đó, nếu nhà nào khá giả tặng cho con dâu vòng tay, xà tích bằng bạc thì tùy ý.
Với những lễ vật khiêm tốn như vậy nhưng nhà gái vẫn mang về nhà trai món quà hồi môn rất lớn, từ ấm chén, bát đĩa, xoong nồi, dao, cuốc, cày, bừa… đủ vật dụng cho một gia đình tách ra để ở riêng. Bây giờ có nhiều đồ dùng hiện đại và kinh tế khá lên, nhiều nhà còn chuẩn bị của hồi môn cho con gái cả giường tây, tủ lạnh, xe máy, quạt điện, ti vi.
Ngoài những lễ vật trên, còn có những lễ vật không thể thiếu được đó là ngoài số chăn, đệm cho vợ chồng thì nhà trai có ông, bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, anh, chị, em chồng và vị đại diện nhà trai sẽ được tặng mỗi người một bộ chăn, đệm nằm, đệm ngồi, gối bằng vải dệt truyền thống nhồi bông lau.
Để có được những lễ vật đó, xưa kia, nhà có con gái Thái đã phải chuẩn bị dần từ lúc cô gái mới mười ba, mười bốn tuổi. Khi sắp lấy chồng thì bà con trong bản có thể làm giúp hoặc nhiều nhà được mỗi nhà họ hàng giúp cho một hai bộ chăn đệm, và các vật dụng khác. Tới khi nhà họ hàng có con lấy chồng thì mình giúp lại.
Tục mang của hồi môn của cô dâu về nhà chồng thể hiện nhiều nét nhân văn trong cuộc sống từ xa xưa của cộng đồng người Thái. Trước hết, nó thể hiện tình mẫu tử và trách nhiệm của cha mẹ lo lắng giáo dục con cái đức tính cần cù lao động. Bản thân người con gái Thái ngay từ nhỏ vì phong tục tập quán mà tự rèn luyện sự chịu thương, chịu khó, kiên trì. Nó còn thể hiện tình cảm láng giềng, họ hàng luôn cộng đồng trách nhiệm với nhau trong xây dựng cuộc sống. Đồng thời, của hồi môn của nhà gái cũng làm cho nhà trai bớt đi khó khăn phải lo việc cưới quá nặng nề. Qua đó, dành được vốn liếng để hỗ trợ cho con em mình phát triển kinh tế gia đình sau khi cưới. Những lễ vật hồi môn rất chu đáo của nhà gái sẽ khiến cho nhà trai cũng như bản thân chú rể tăng thêm sự trân trọng mối quan tâm của nhà gái để cố gắng sống làm sao cho mối quan hệ thông gia, vợ chồng ngày càng đầm ấm và bền chặt…
Có lẽ vì những ý nghĩa thiết thực, nhân văn như thế nên trong nghi lễ cưới hỏi của người Thái so với trước đây đã có nhiều thay đổi nhưng tục mang của hồi môn về nhà chồng của cô dâu người Thái vẫn không đổi thay.