HĐND các huyện, thị xã, thành phố, nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 233 đại biểu, trong đó có 49 đại biểu hoạt động chuyên trách.
Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên tổ chức giao ban với thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố để trao đổi thông tin và nghiệp vụ công tác
Sau hơn một năm đi vào hoạt động kể từ kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức thành công 40 kỳ họp; ban hành gần 200 nghị quyết; tổ chức 4 cuộc khảo sát; 197 cuộc giám sát và trên 260 hội nghị tiếp xúc cử tri.
Qua thực tiễn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; phát huy chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, góp phần vào sự ổn định và thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh các địa phương.
Trong tổ chức và thực hiện Luật Giám sát, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã bám sát chủ trương lãnh đạo của cấp ủy, các quy định của pháp luật và thực tiễn địa phương; lựa chọn trúng những nội dung được cử tri, nhân dân và nhiều đại biểu quan tâm để tổ chức giám sát, khảo sát.
Nội dung giám sát khá toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, việc thi hành Hiến pháp, luật và nghị quyết của HĐND ở địa phương.
Hình thức giám sát, phương thức tổ chức giám sát được đổi mới theo hướng tăng cường các hoạt động khảo sát, nắm bắt thông tin trước khi giám sát, kết hợp giữa giám sát qua báo cáo với giám sát trực tiếp tại cơ sở, trực tiếp lắng nghe ý kiến của nhân dân, ghi âm, ghi hình tạo sự sinh động và có tính thuyết phục cao.
Từ đó, giúp HĐND quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương phù hợp, sát thực tiễn, đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân, được dư luận và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động chất vấn và vai trò giám sát của HĐND cấp huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, ông Trần Hữu Tiến - Phó Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn chia sẻ kinh nghiệm: "Theo tôi, các kỳ họp cần dành thời gian thỏa đáng cho các đại biểu thảo luận và chất vấn. Chủ tọa kỳ họp cần năng động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để đại biểu tham gia đóng góp, nhất là ý kiến phản biện để xem xét các vấn đề một cách thấu đáo hơn, đa chiều hơn nhằm ban hành các nghị quyết có tính khả thi cao".
"Việc giám sát cần lựa chọn những nội dung trọng tâm, vấn đề nổi cộm mà nhiều cử tri, nhân dân quan tâm; tăng cường giám sát chuyên đề, tái giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát” - ông Tiến chia sẻ.
Về hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp công dân được HĐND các huyện, thị xã, thành phố duy trì thường xuyên, đảm bảo chất lượng. Trước và sau các kỳ họp, các tổ đại biểu HĐND đã chủ động phối hợp với HĐND, UBND, MTTQ các xã, phường, thị trấn tổ chức tiếp xúc cử tri. Hình thức và đối tượng tiếp xúc được mở rộng, tiếp xúc với cử tri liên xã, liên thôn hoặc gặp từng hộ gia đình.
Thông qua các cuộc tiếp xúc, các đại biểu đã báo cáo đầy đủ với cử tri kết quả các kỳ họp của HĐND; tuyên truyền phổ biến các nghị quyết đã được HĐND thông qua; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, ý kiến chất vấn đã được các ngành chức năng trả lời tại kỳ họp.
Để thực hiện tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, theo bà Vũ Thị Hiền - Phó Chủ tịch HĐND huyện Trạm Tấu, người đại biểu cần có các kỹ năng cơ bản về tiếp xúc cử tri. Chẳng hạn, trước khi tiếp xúc cử tri, đại biểu cần có sự chuẩn bị chu đáo, nắm rõ thời gian, địa điểm, nội dung, đối tượng để chuẩn bị.
Việc chuẩn bị đề cương báo cáo với cử tri cần phải nói trúng, nói đúng vấn đề cử tri cần nghe, tránh nói tràn lan, kéo dài thời gian tạo tâm lý nhàm chán, không muốn nghe của cử tri… Đồng thời, sau tiếp xúc, đại biểu phải đưa được tiếng nói của cử tri tới kỳ họp, đưa được ý kiến cử tri vào nghị quyết của HĐND; thực sự quan tâm đến đời sống, mong muốn và những trăn trở của cử tri để có giải pháp, biện pháp giúp đỡ cử tri.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các huyện, thị xã, thành phố là yêu cầu thực tế bức thiết của cuộc sống để ngày càng hoàn thiện hơn thiết chế dân chủ, đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình; đề cao vai trò trách nhiệm của HĐND các cấp để mỗi đại biểu thực sự quan tâm, chia sẻ và trăn trở với những vấn đề mà cử tri quan tâm.
1422 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
HĐND các huyện, thị xã, thành phố, nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 233 đại biểu, trong đó có 49 đại biểu hoạt động chuyên trách. Sau hơn một năm đi vào hoạt động kể từ kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức thành công 40 kỳ họp; ban hành gần 200 nghị quyết; tổ chức 4 cuộc khảo sát; 197 cuộc giám sát và trên 260 hội nghị tiếp xúc cử tri.
Qua thực tiễn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; phát huy chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, góp phần vào sự ổn định và thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh các địa phương.
Trong tổ chức và thực hiện Luật Giám sát, HĐND các huyện, thị xã, thành phố đã bám sát chủ trương lãnh đạo của cấp ủy, các quy định của pháp luật và thực tiễn địa phương; lựa chọn trúng những nội dung được cử tri, nhân dân và nhiều đại biểu quan tâm để tổ chức giám sát, khảo sát.
Nội dung giám sát khá toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, việc thi hành Hiến pháp, luật và nghị quyết của HĐND ở địa phương.
Hình thức giám sát, phương thức tổ chức giám sát được đổi mới theo hướng tăng cường các hoạt động khảo sát, nắm bắt thông tin trước khi giám sát, kết hợp giữa giám sát qua báo cáo với giám sát trực tiếp tại cơ sở, trực tiếp lắng nghe ý kiến của nhân dân, ghi âm, ghi hình tạo sự sinh động và có tính thuyết phục cao.
Từ đó, giúp HĐND quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương phù hợp, sát thực tiễn, đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân, được dư luận và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động chất vấn và vai trò giám sát của HĐND cấp huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, ông Trần Hữu Tiến - Phó Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn chia sẻ kinh nghiệm: "Theo tôi, các kỳ họp cần dành thời gian thỏa đáng cho các đại biểu thảo luận và chất vấn. Chủ tọa kỳ họp cần năng động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để đại biểu tham gia đóng góp, nhất là ý kiến phản biện để xem xét các vấn đề một cách thấu đáo hơn, đa chiều hơn nhằm ban hành các nghị quyết có tính khả thi cao".
"Việc giám sát cần lựa chọn những nội dung trọng tâm, vấn đề nổi cộm mà nhiều cử tri, nhân dân quan tâm; tăng cường giám sát chuyên đề, tái giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát” - ông Tiến chia sẻ.
Về hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp công dân được HĐND các huyện, thị xã, thành phố duy trì thường xuyên, đảm bảo chất lượng. Trước và sau các kỳ họp, các tổ đại biểu HĐND đã chủ động phối hợp với HĐND, UBND, MTTQ các xã, phường, thị trấn tổ chức tiếp xúc cử tri. Hình thức và đối tượng tiếp xúc được mở rộng, tiếp xúc với cử tri liên xã, liên thôn hoặc gặp từng hộ gia đình.
Thông qua các cuộc tiếp xúc, các đại biểu đã báo cáo đầy đủ với cử tri kết quả các kỳ họp của HĐND; tuyên truyền phổ biến các nghị quyết đã được HĐND thông qua; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, ý kiến chất vấn đã được các ngành chức năng trả lời tại kỳ họp.
Để thực hiện tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, theo bà Vũ Thị Hiền - Phó Chủ tịch HĐND huyện Trạm Tấu, người đại biểu cần có các kỹ năng cơ bản về tiếp xúc cử tri. Chẳng hạn, trước khi tiếp xúc cử tri, đại biểu cần có sự chuẩn bị chu đáo, nắm rõ thời gian, địa điểm, nội dung, đối tượng để chuẩn bị.
Việc chuẩn bị đề cương báo cáo với cử tri cần phải nói trúng, nói đúng vấn đề cử tri cần nghe, tránh nói tràn lan, kéo dài thời gian tạo tâm lý nhàm chán, không muốn nghe của cử tri… Đồng thời, sau tiếp xúc, đại biểu phải đưa được tiếng nói của cử tri tới kỳ họp, đưa được ý kiến cử tri vào nghị quyết của HĐND; thực sự quan tâm đến đời sống, mong muốn và những trăn trở của cử tri để có giải pháp, biện pháp giúp đỡ cử tri.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các huyện, thị xã, thành phố là yêu cầu thực tế bức thiết của cuộc sống để ngày càng hoàn thiện hơn thiết chế dân chủ, đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình; đề cao vai trò trách nhiệm của HĐND các cấp để mỗi đại biểu thực sự quan tâm, chia sẻ và trăn trở với những vấn đề mà cử tri quan tâm.
Các bài khác
- Yên Bái: Không chồng chéo, trùng lặp trong thanh tra, kiểm toán (30/08/2017)
- Rà soát, tích hợp chính sách giảm nghèo (25/08/2017)
- Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân (25/08/2017)
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái trong 6 tháng cuối năm 2017 (24/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 14-18/8 (20/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 31/7- 4/8 (07/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24-28/7 (31/07/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17-21/7 (24/07/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/7 (17/07/2017)
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017 (16/07/2017)
Xem thêm »