CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các giải pháp ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm.
triển khai các giải pháp ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm
UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường theo dõi sát tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi; bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tăng cường kiểm tra, kiếm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Công an tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường tỉnh, chính quyền các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát các các đầu mối giao thông vào địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động không rõ nguồn gốc xuất xứ vào địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng Công an xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên địa bàn; có giải pháp kiểm soát, giảm thiểu chi phí trung gian, tăng lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do nhập lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ ngoài vào địa bàn tỉnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Các sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh còn lại theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn (kiểm soát tại các chợ, điểm buôn bán động vật, sản phẩm động vật, các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc, gia cầm) để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Tổ chức, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn phòng, chống bệnh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng biện pháp phòng, chống dịch bệnh, quy định trong phòng, chống dịch bệnh động vật; không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật không rõ nguồn gốc, động vật có dấu hiệu bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh động vật. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường, nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh (Bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dại, Dịch tả lợn Châu Phi).
1619 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các giải pháp ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm.UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường theo dõi sát tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi; bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tăng cường kiểm tra, kiếm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Công an tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường tỉnh, chính quyền các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát các các đầu mối giao thông vào địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động không rõ nguồn gốc xuất xứ vào địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng Công an xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên địa bàn; có giải pháp kiểm soát, giảm thiểu chi phí trung gian, tăng lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tổ chức công tác truyền thông về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do nhập lậu vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ ngoài vào địa bàn tỉnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Các sở, ngành là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh còn lại theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn (kiểm soát tại các chợ, điểm buôn bán động vật, sản phẩm động vật, các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc, gia cầm) để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Tổ chức, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn phòng, chống bệnh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng biện pháp phòng, chống dịch bệnh, quy định trong phòng, chống dịch bệnh động vật; không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật không rõ nguồn gốc, động vật có dấu hiệu bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh động vật. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường, nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật của tỉnh (Bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dại, Dịch tả lợn Châu Phi).
Các bài khác
- Triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp (19/01/2024)
- Thưởng công trình phúc lợi cho các thôn đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Văn Yên năm 2023 (17/01/2024)
- Lệ phí môn bài - Những lưu ý trong tháng 01/2024 (16/01/2024)
- Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông (12/01/2024)
- Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (10/01/2024)
- Quy định một số nội dung chi và mức chi sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (09/01/2024)
- Thực hiện việc ngầm hóa hệ thống các đường dây, đường ống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng và mỹ quan đô thị thành phố Yên Bái (09/01/2024)
- Phê duyệt Đề án tổ chức sắp xếp lại Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Yên Bái (06/01/2024)
- Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (05/01/2024)
- Phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông (02/01/2024)
Xem thêm »