CTTĐT - Ngày 11/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2024 và bãi bỏ Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
Quy định đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh (Ảnh minh họa)
Theo Thông tư, nhằm xác định Đơn vị cấp huyện, Đơn vị cấp tỉnh đạt mức đáp ứng mục tiêu học tập trong từng giai đoạn, lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì, nâng cao các hoạt động học tập của đơn vị; thông báo công khai với cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng học tập của đơn vị để cơ quan nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh. Việc đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho việc học tập, tạo động lực học tập; đảm bảo cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi cho thành viên đơn vị tự học, học thường xuyên để trở thành “Công dân học tập”, góp phần xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh; đẩy mạnh học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Nguyên tắc đánh giá, công nhận là công khai, dân chủ, minh bạch; đúng thẩm quyền, mức độ, tiêu chí, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận quy định tại Thông tư này.
Thẩm quyền đánh giá, công nhận, mức độ và thời hạn công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận Đơn vị cấp huyện đạt “Đơn vị học tập” cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận Đơn vị cấp tỉnh đạt “Đơn vị học tập” cấp tỉnh.
Công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh theo 2 mức độ: mức độ 1, mức độ 2.
Đơn vị cấp huyện, tỉnh được công nhận mức độ 1 sau ít nhất 1 năm (12 tháng) kể từ ngày ra quyết định công nhận có thể đề nghị đánh giá, công nhận nâng mức độ 2.
Kết quả công nhận được bảo lưu trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tiếp theo năm được công nhận là “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh.
Tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện mức độ 1
Tiêu chí 1: Về điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập” gồm các chỉ tiêu: Ban hành kế hoạch hằng năm cho Thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; Thực hiện đầy đủ các chế độ về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, có quy định của đơn vị nhằm khuyến khích, động viên Thành viên trong đơn vị tích cực học tập; Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với Thành viên trong đơn vị; Đơn vị cấp huyện triển khai chuyển đổi số, các Thành viên trong đơn vị được trang bị các dụng cụ, thiết bị học tập đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập trong bối cảnh chuyển đổi số; Tham gia các hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người dân.
Tiêu chí 2: Về kết quả học tập của Thành viên trong đơn vị gồm các chỉ tiêu: Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trao đổi; Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ các chương trình học tập, bồi dưỡng theo quy định của nhà nước hoặc của đơn vị và đoàn thể được lãnh đạo đơn vị phê duyệt; Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị; Tối thiểu 50% Thành viên trong đơn vị có chứng nhận hoặc chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc hoặc vị trí việc làm; Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Tiêu chí 3: Tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập” với các chỉ tiêu: Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Công dân học tập”; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức độ chuyển đổi số ở “mức đáp ứng cơ bản”; Đơn vị cấp huyện thực hiện các hoạt động tạo lập môi trường học tập và chia sẻ tri thức với các đơn vị khác; Đơn vị cấp huyện đạt danh hiệu thi đua từ “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện mức độ 2
Tiêu chí 1: Về điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập”: Nội dung tiêu chí giống như đối với “Đơn vị học tập” cấp huyện mức độ 1 nêu trên.
Tiêu chí 2: Về kết quả học tập của Thành viên trong đơn vị gồm các chỉ tiêu: Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần đoàn kết, họp tác, chia sẻ và trao đổi; Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ các chương trình học tập, bồi dưỡng theo quy định của nhà nước hoặc của đơn vị và đoàn thể được lãnh đạo đơn vị phê duyệt; Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị; Tối thiểu 70% Thành viên trong đơn vị có trình độ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc hoặc vị trí việc làm (không bao gồm thành viên trong đơn vị là tổ chức kinh tế); Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Tiêu chí 3: Tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập” gồm các chỉ tiêu: Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Công dân học tập”. Đối với Đơn vị cấp huyện là Cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp huyện tối thiếu 97% người học đạt danh hiệu “Công dân học tập”; Đơn vị cấp huyện thực hiện các hoạt động tạo lập môi trường học tập và chia sẻ tri thức với các đơn vị khác; Đơn vị cấp huyện là cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập đạt danh hiệu thi đua từ “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức độ chuyển đổi số của đơn vị ở “mức đáp ứng tốt”; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Thông tư cũng quy định về tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp tỉnh mức độ 1, mức độ 2; Điều kiện công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh; Cách thức đánh giá “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh; Quy trình đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh.
432 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 11/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2024 và bãi bỏ Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.Theo Thông tư, nhằm xác định Đơn vị cấp huyện, Đơn vị cấp tỉnh đạt mức đáp ứng mục tiêu học tập trong từng giai đoạn, lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì, nâng cao các hoạt động học tập của đơn vị; thông báo công khai với cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng học tập của đơn vị để cơ quan nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh. Việc đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho việc học tập, tạo động lực học tập; đảm bảo cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi cho thành viên đơn vị tự học, học thường xuyên để trở thành “Công dân học tập”, góp phần xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh; đẩy mạnh học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Nguyên tắc đánh giá, công nhận là công khai, dân chủ, minh bạch; đúng thẩm quyền, mức độ, tiêu chí, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận quy định tại Thông tư này.
Thẩm quyền đánh giá, công nhận, mức độ và thời hạn công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận Đơn vị cấp huyện đạt “Đơn vị học tập” cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận Đơn vị cấp tỉnh đạt “Đơn vị học tập” cấp tỉnh.
Công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh theo 2 mức độ: mức độ 1, mức độ 2.
Đơn vị cấp huyện, tỉnh được công nhận mức độ 1 sau ít nhất 1 năm (12 tháng) kể từ ngày ra quyết định công nhận có thể đề nghị đánh giá, công nhận nâng mức độ 2.
Kết quả công nhận được bảo lưu trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tiếp theo năm được công nhận là “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh.
Tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện mức độ 1
Tiêu chí 1: Về điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập” gồm các chỉ tiêu: Ban hành kế hoạch hằng năm cho Thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; Thực hiện đầy đủ các chế độ về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, có quy định của đơn vị nhằm khuyến khích, động viên Thành viên trong đơn vị tích cực học tập; Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với Thành viên trong đơn vị; Đơn vị cấp huyện triển khai chuyển đổi số, các Thành viên trong đơn vị được trang bị các dụng cụ, thiết bị học tập đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập trong bối cảnh chuyển đổi số; Tham gia các hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người dân.
Tiêu chí 2: Về kết quả học tập của Thành viên trong đơn vị gồm các chỉ tiêu: Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trao đổi; Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ các chương trình học tập, bồi dưỡng theo quy định của nhà nước hoặc của đơn vị và đoàn thể được lãnh đạo đơn vị phê duyệt; Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị; Tối thiểu 50% Thành viên trong đơn vị có chứng nhận hoặc chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc hoặc vị trí việc làm; Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Tiêu chí 3: Tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập” với các chỉ tiêu: Tối thiểu 90% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Công dân học tập”; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức độ chuyển đổi số ở “mức đáp ứng cơ bản”; Đơn vị cấp huyện thực hiện các hoạt động tạo lập môi trường học tập và chia sẻ tri thức với các đơn vị khác; Đơn vị cấp huyện đạt danh hiệu thi đua từ “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện mức độ 2
Tiêu chí 1: Về điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập”: Nội dung tiêu chí giống như đối với “Đơn vị học tập” cấp huyện mức độ 1 nêu trên.
Tiêu chí 2: Về kết quả học tập của Thành viên trong đơn vị gồm các chỉ tiêu: Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần đoàn kết, họp tác, chia sẻ và trao đổi; Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ các chương trình học tập, bồi dưỡng theo quy định của nhà nước hoặc của đơn vị và đoàn thể được lãnh đạo đơn vị phê duyệt; Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia thực hiện chuyển đổi số trong đơn vị; Tối thiểu 70% Thành viên trong đơn vị có trình độ ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu công việc hoặc vị trí việc làm (không bao gồm thành viên trong đơn vị là tổ chức kinh tế); Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Tiêu chí 3: Tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập” gồm các chỉ tiêu: Tối thiểu 95% Thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Công dân học tập”. Đối với Đơn vị cấp huyện là Cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp huyện tối thiếu 97% người học đạt danh hiệu “Công dân học tập”; Đơn vị cấp huyện thực hiện các hoạt động tạo lập môi trường học tập và chia sẻ tri thức với các đơn vị khác; Đơn vị cấp huyện là cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập đạt danh hiệu thi đua từ “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức độ chuyển đổi số của đơn vị ở “mức đáp ứng tốt”; Đơn vị cấp huyện là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Thông tư cũng quy định về tiêu chí đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp tỉnh mức độ 1, mức độ 2; Điều kiện công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh; Cách thức đánh giá “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh; Quy trình đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh.
Các bài khác
- Yên Bái: Công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (24/01/2024)
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống rét (24/01/2024)
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tăng cường thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách (24/01/2024)
- Thủ tướng ban hành Công điện chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài (24/01/2024)
- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng bá đất nước, con người Việt Nam (23/01/2024)
- Cảnh báo rét hại, sương muối trên khu vực tỉnh Yên Bái (23/01/2024)
- Cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Yên Bái (18/01/2024)
- Nâng cao hiệu quả thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch (18/01/2024)
- Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán (17/01/2024)
- Xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở nhiều nhất 02 lần/năm (17/01/2024)
Xem thêm »