CTTĐT - Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có ở Việt Thành được khoảng 20 năm nay và được xác định cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Sự kiên trì, bền bỉ của người dân cùng những chính sách hiệu quả trong quy hoạch, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nghề “ăn cơm đứng” ở Việt Thành đã và đang duy trì phát triển bền vững.
Lãnh đạo xã Việt Thành thăm cánh đồng dâu thôn Lan Đình
Ông Nguyễn Thế Ngữ, thôn Lan Đình - xã Việt Thành, huyện Trấn Yên thuộc lớp người đầu tiên ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên mạnh dạn đưa cây dâu vào trồng ở những ruộng lúa kém hiệu quả. Cũng từng có thời điểm tưởng chừng bản thân “vô duyên” với nghề trồng dâu nuôi tằm này, thế nhưng bản tính kiên trì, chịu khó học hỏi, đến nay sau 20 năm, cây dâu con tằm đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình ông Ngữ. Hiện tại, với gần 18 sào dâu để nuôi tằm bán kén, mỗi năm đem về nguồn thu vài chục triệu đồng cho gia đình ông.
Lan Đình là thôn khởi điểm ở xã Việt Thành trồng dâu nuôi tằm và cũng là thôn có diện tích dâu tằm lớn nhất xã hiện nay với khoảng 90 ha dâu và 97 hộ trồng dâu nuôi tằm. Trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, phần lớn các nhà máy đều tạm ngừng sản xuất do thiếu thị trường nên giá kén tằm đã giảm mạnh, dao động ở mức từ 50.000 - 60.000đ/kg; vì vậy thu nhập của người nuôi tằm giảm xuống còn một nửa. Tuy vậy, người dân trong thôn vẫn bám trụ với cây dâu con tằm với mong muốn ở vụ năm nay sẽ đem lại thu nhập ổn định hơn. Bà Trần Thị Vân, thôn Lan Đình, xã Việt Thành cho hay: Với 5 sào dâu hiện có, ở vụ nuôi tằm xuân này gia đình bà đưa vào nuôi 5 nong tằm hiện giá kén đang ổn định ở mức trên 100.000đ/kg hứa hẹn sẽ cho thu nhập ổn định ở vụ nuôi tằm này.
Kiên trì với cây dâu, con tằm giờ đây, người dân ở Việt Thành không chỉ mở rộng diện tích; đưa các giống dâu có chất lượng và năng suất cao vào trồng mà còn chủ động áp dụng công nghệ mới vào nuôi tằm, gia đình chị Lưu Thị Tuyết, thôn Trúc Đình - xã Việt Thành là 1 điển hình như vậy. Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã lâu, những “thăng trầm”, nỗi cơ cực của nghề này gia đình chị đều đã trải qua. Hiện tại, gia đình chị lựa chọn nuôi chuyên canh tằm giống. Thay vì nuôi tằm bằng nong, khoảng 2 năm nay, bà Tuyết đã chuyển hoàn toàn sang nuôi tằm giống bằng khay nhựa. Gia đình bà Tuyết cũng là trong 11 thành viên tham gia HTX dâu tằm của xã Việt Thành được thành lập từ năm 2018. Hợp tác xã sau khi thành lập đã tạo đầu mối liên doanh liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, năm 2020 do giá kén xuống thấp ở đầu vụ nên giá tằm giống và số lượng vòng tằm cung cấp cho người nuôi tằm cũng giảm đáng kể. Bước vào vụ nuôi tằm xuân năm 2021 này, các thành viên trong HTX cũng như người dân trong xã đang tất bật như những chú tằm ngày ngày nhả tơ với mong muốn một vụ dâu tằm thắng lợi.
Không ngừng cập nhật những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật để tìm hướng đi mới cho nghề nuôi tằm truyền thống. Bà Lê Thị Lụa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Thành trao đổi: “Hiện tại, xã Việt Thành đã thành công trong việc quy hoạch vùng trồng dâu nuôi tằm, toàn xã đã có gần 200ha dâu. Ngay ở vụ xuân này nhân dân đã trồng mới được 15,5 ha đạt và vượt 155% KH, tập trung chủ yếu ở Thôn Lan Đình và Trúc Đình. Đồng thời xã cũng phối hợp mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; vận động nhân dân cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhà tằm đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng các tổ hợp tác dâu tằm để khuyến khích người dân gắn bó lâu dài và làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ở vụ nuôi tằm xuân năm nay, nhân dân trong xã đã đưa vào nuôi được trên 400 vòng tằm, phấn đấu sản lượng kén năm 2021 đạt trên 300 tấn, mang lại nguồn thu khoảng 30 tỷ đồng”.
Với sự kiên trì, bền bỉ của người dân Việt Thành đối với cây dâu con tằm cùng những chính sách hiệu quả trong quy hoạch vùng sản xuất tập trung của địa phương, tạo chuỗi liên kết từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thì nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Thành sẽ duy trì và phát triển bền vững./.
1403 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có ở Việt Thành được khoảng 20 năm nay và được xác định cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Sự kiên trì, bền bỉ của người dân cùng những chính sách hiệu quả trong quy hoạch, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nghề “ăn cơm đứng” ở Việt Thành đã và đang duy trì phát triển bền vững.Ông Nguyễn Thế Ngữ, thôn Lan Đình - xã Việt Thành, huyện Trấn Yên thuộc lớp người đầu tiên ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên mạnh dạn đưa cây dâu vào trồng ở những ruộng lúa kém hiệu quả. Cũng từng có thời điểm tưởng chừng bản thân “vô duyên” với nghề trồng dâu nuôi tằm này, thế nhưng bản tính kiên trì, chịu khó học hỏi, đến nay sau 20 năm, cây dâu con tằm đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình ông Ngữ. Hiện tại, với gần 18 sào dâu để nuôi tằm bán kén, mỗi năm đem về nguồn thu vài chục triệu đồng cho gia đình ông.
Lan Đình là thôn khởi điểm ở xã Việt Thành trồng dâu nuôi tằm và cũng là thôn có diện tích dâu tằm lớn nhất xã hiện nay với khoảng 90 ha dâu và 97 hộ trồng dâu nuôi tằm. Trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, phần lớn các nhà máy đều tạm ngừng sản xuất do thiếu thị trường nên giá kén tằm đã giảm mạnh, dao động ở mức từ 50.000 - 60.000đ/kg; vì vậy thu nhập của người nuôi tằm giảm xuống còn một nửa. Tuy vậy, người dân trong thôn vẫn bám trụ với cây dâu con tằm với mong muốn ở vụ năm nay sẽ đem lại thu nhập ổn định hơn. Bà Trần Thị Vân, thôn Lan Đình, xã Việt Thành cho hay: Với 5 sào dâu hiện có, ở vụ nuôi tằm xuân này gia đình bà đưa vào nuôi 5 nong tằm hiện giá kén đang ổn định ở mức trên 100.000đ/kg hứa hẹn sẽ cho thu nhập ổn định ở vụ nuôi tằm này.
Kiên trì với cây dâu, con tằm giờ đây, người dân ở Việt Thành không chỉ mở rộng diện tích; đưa các giống dâu có chất lượng và năng suất cao vào trồng mà còn chủ động áp dụng công nghệ mới vào nuôi tằm, gia đình chị Lưu Thị Tuyết, thôn Trúc Đình - xã Việt Thành là 1 điển hình như vậy. Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã lâu, những “thăng trầm”, nỗi cơ cực của nghề này gia đình chị đều đã trải qua. Hiện tại, gia đình chị lựa chọn nuôi chuyên canh tằm giống. Thay vì nuôi tằm bằng nong, khoảng 2 năm nay, bà Tuyết đã chuyển hoàn toàn sang nuôi tằm giống bằng khay nhựa. Gia đình bà Tuyết cũng là trong 11 thành viên tham gia HTX dâu tằm của xã Việt Thành được thành lập từ năm 2018. Hợp tác xã sau khi thành lập đã tạo đầu mối liên doanh liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, năm 2020 do giá kén xuống thấp ở đầu vụ nên giá tằm giống và số lượng vòng tằm cung cấp cho người nuôi tằm cũng giảm đáng kể. Bước vào vụ nuôi tằm xuân năm 2021 này, các thành viên trong HTX cũng như người dân trong xã đang tất bật như những chú tằm ngày ngày nhả tơ với mong muốn một vụ dâu tằm thắng lợi.
Không ngừng cập nhật những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật để tìm hướng đi mới cho nghề nuôi tằm truyền thống. Bà Lê Thị Lụa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Thành trao đổi: “Hiện tại, xã Việt Thành đã thành công trong việc quy hoạch vùng trồng dâu nuôi tằm, toàn xã đã có gần 200ha dâu. Ngay ở vụ xuân này nhân dân đã trồng mới được 15,5 ha đạt và vượt 155% KH, tập trung chủ yếu ở Thôn Lan Đình và Trúc Đình. Đồng thời xã cũng phối hợp mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; vận động nhân dân cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhà tằm đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt là xây dựng các tổ hợp tác dâu tằm để khuyến khích người dân gắn bó lâu dài và làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ở vụ nuôi tằm xuân năm nay, nhân dân trong xã đã đưa vào nuôi được trên 400 vòng tằm, phấn đấu sản lượng kén năm 2021 đạt trên 300 tấn, mang lại nguồn thu khoảng 30 tỷ đồng”.
Với sự kiên trì, bền bỉ của người dân Việt Thành đối với cây dâu con tằm cùng những chính sách hiệu quả trong quy hoạch vùng sản xuất tập trung của địa phương, tạo chuỗi liên kết từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thì nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Thành sẽ duy trì và phát triển bền vững./.