CTTĐT - Theo Quyết định số 2444/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 30/11/2023, tổng số di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh được kiểm kê là 510 di sản.
Xoè Thái - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được truyền dạy trong trường học tại thị xã Nghĩa Lộ.
Trong đó, số di sản văn hóa phi vật thể còn tồn tại là 447 di sản, chiếm 87,6% tổng số di sản được kiểm kê; số di sản văn hóa phi vật thể mai một và có nguy cơ mai một là 63 di sản, chiếm 12,4% tổng số di sản được kiểm kê, cụ thể như sau:
- Di sản chia theo loại hình gồm: 7 loại hình, cụ thể:
(1) Loại hình tiếng nói, chữ viết: 22 di sản.
(2) Loại hình ngữ văn dân gian: 22 di sản.
(3) Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: 52 di sản.
(4) Loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng: 287 di sản.
(5) Loại hình lễ hội truyền thống: 35 di sản.
(6) Loại hình nghề thủ công truyền thống: 34 di sản.
(7) Loại hình tri thức dân gian: 58 di sản.
- Di sản chia theo tộc người gồm: 10 tộc người, cụ thể:
(1) Tộc người Mường: 35 di sản.
(2) Tộc người Tày: 72 di sản.
(3) Tộc người Thái: 55 di sản.
(4) Tộc người Nùng: 48 di sản.
(5) Tộc người Sán Chay (Cao Lan): 36 di sản.
(6) Tộc người Giáy: 17 di sản.
(7) Tộc người Khơ Mú: 27 di sản.
(8) Tộc người Mông: 96 di sản.
(9) Tộc người Dao: 96 di sản.
(10) Tộc người Phù Lá (Xá Phó): 28 di sản.
Qua công tác kiểm kê cho thấy hệ thống di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh phong phú và đa dạng, nhiều loại hình, thuận lợi cho công tác nhận diện các di sản. Quá trình thực hiện kiểm kê, các cấp chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm kê và đã dành sự quan tâm, nguồn lực để thực hiện công tác kiểm kê. Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để tỉnh Yên Bái có kế hoạch bảo tồn bền vững vốn di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
1134 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo Quyết định số 2444/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 30/11/2023, tổng số di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh được kiểm kê là 510 di sản.Trong đó, số di sản văn hóa phi vật thể còn tồn tại là 447 di sản, chiếm 87,6% tổng số di sản được kiểm kê; số di sản văn hóa phi vật thể mai một và có nguy cơ mai một là 63 di sản, chiếm 12,4% tổng số di sản được kiểm kê, cụ thể như sau:
- Di sản chia theo loại hình gồm: 7 loại hình, cụ thể:
(1) Loại hình tiếng nói, chữ viết: 22 di sản.
(2) Loại hình ngữ văn dân gian: 22 di sản.
(3) Loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian: 52 di sản.
(4) Loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng: 287 di sản.
(5) Loại hình lễ hội truyền thống: 35 di sản.
(6) Loại hình nghề thủ công truyền thống: 34 di sản.
(7) Loại hình tri thức dân gian: 58 di sản.
- Di sản chia theo tộc người gồm: 10 tộc người, cụ thể:
(1) Tộc người Mường: 35 di sản.
(2) Tộc người Tày: 72 di sản.
(3) Tộc người Thái: 55 di sản.
(4) Tộc người Nùng: 48 di sản.
(5) Tộc người Sán Chay (Cao Lan): 36 di sản.
(6) Tộc người Giáy: 17 di sản.
(7) Tộc người Khơ Mú: 27 di sản.
(8) Tộc người Mông: 96 di sản.
(9) Tộc người Dao: 96 di sản.
(10) Tộc người Phù Lá (Xá Phó): 28 di sản.
Qua công tác kiểm kê cho thấy hệ thống di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh phong phú và đa dạng, nhiều loại hình, thuận lợi cho công tác nhận diện các di sản. Quá trình thực hiện kiểm kê, các cấp chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm kê và đã dành sự quan tâm, nguồn lực để thực hiện công tác kiểm kê. Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để tỉnh Yên Bái có kế hoạch bảo tồn bền vững vốn di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.