Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1764/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.
Ảnh minh họa.
Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2024 là thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức và hành động của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về THTK, CLP.
Chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế
Công tác THTK, CLP năm 2024 tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 6,0 - 6,5%, quy mô GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD/người.
- Khắc phục các hạn chế trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ; tập trung thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, kiến nghị, giải pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ và yêu cầu của các Nghị quyết.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII). Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu THTK, CLP theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.
- Đẩy mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa,...; xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công, quy định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.
- Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khoáng sản, trong đó, tập trung hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua để đảm bảo nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao và bền vững.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, xác định đây là nhiệm vụ, giải pháp căn bản để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các cơ quan, đơn vị.
Năm 2024 thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước
THTK, CLP năm 2024 được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành có liên quan, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực.
Cụ thể, trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, năm 2024 thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được Quốc hội thông qua. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định; kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình bảo đảm đúng quy định pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, việc phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025...; siết chặt kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trả
Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty; có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai... của doanh nghiệp nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; nâng cao năng lực quản trị theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.
Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026. Khắc phục tình trạng giảm biên chế bình quân tại tất cả các cơ quan, đơn vị; xác định biên chế phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực, địa phương gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030...
1187 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1764/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2024 là thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức và hành động của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về THTK, CLP.
Chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế
Công tác THTK, CLP năm 2024 tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 6,0 - 6,5%, quy mô GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD/người.
- Khắc phục các hạn chế trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ; tập trung thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, kiến nghị, giải pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ và yêu cầu của các Nghị quyết.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII). Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu THTK, CLP theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.
- Đẩy mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa,...; xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công, quy định về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.
- Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khoáng sản, trong đó, tập trung hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua để đảm bảo nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao và bền vững.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, xác định đây là nhiệm vụ, giải pháp căn bản để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các cơ quan, đơn vị.
Năm 2024 thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước
THTK, CLP năm 2024 được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành có liên quan, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực.
Cụ thể, trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, năm 2024 thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được Quốc hội thông qua. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định; kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình bảo đảm đúng quy định pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, việc phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ điều kiện, trật tự ưu tiên theo quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025...; siết chặt kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trả
Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty; có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai... của doanh nghiệp nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; nâng cao năng lực quản trị theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.
Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026. Khắc phục tình trạng giảm biên chế bình quân tại tất cả các cơ quan, đơn vị; xác định biên chế phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực, địa phương gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030...
Các bài khác
- Yên Bái: Công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (24/01/2024)
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống rét (24/01/2024)
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tăng cường thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách (24/01/2024)
- Quy định đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh (24/01/2024)
- Thủ tướng ban hành Công điện chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài (24/01/2024)
- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng bá đất nước, con người Việt Nam (23/01/2024)
- Cảnh báo rét hại, sương muối trên khu vực tỉnh Yên Bái (23/01/2024)
- Cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Yên Bái (18/01/2024)
- Nâng cao hiệu quả thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch (18/01/2024)
- Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán (17/01/2024)
Xem thêm »