CTTDT - Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia
Để tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu bia. Trong đo, tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng để đảm bảo an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2024 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực của ngành, của cơ quan, đơn vị, địa phương. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và người dân thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại rượu, bia; gương mẫu thực hiện các quy định về sử dụng rượu bia, nồng độ cồn khi tham gia giao thông, đặc biệt không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia, góp phần hình thành văn hóa, thói quen “Đã uống rượu, bia - không lái xe”.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh hoặc rối loạn chức năng do uống rượu, bia. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phòng, chống tác hại rượu bia của các sở, ban, ngành, địa phương; định kỳ báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; phát hiện và xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và hơi thở, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.
Sở Công Thương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia trên địa bàn tỉnh đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán; Chủ động, phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia chấp hành đúng các quy định của nhà nước.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương; phòng, chống tác hại của rượu bia cho người lao động, học sinh, sinh viên, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác; chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh và các cơ sở bán lẻ rượu trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
943 lượt xem
Ban Biên tập
CTTDT - Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Để tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu bia. Trong đo, tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng để đảm bảo an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2024 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực của ngành, của cơ quan, đơn vị, địa phương. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và người dân thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại rượu, bia; gương mẫu thực hiện các quy định về sử dụng rượu bia, nồng độ cồn khi tham gia giao thông, đặc biệt không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia, góp phần hình thành văn hóa, thói quen “Đã uống rượu, bia - không lái xe”.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh hoặc rối loạn chức năng do uống rượu, bia. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra liên ngành việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu, bia, đồ uống có cồn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phòng, chống tác hại rượu bia của các sở, ban, ngành, địa phương; định kỳ báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; phát hiện và xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và hơi thở, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.
Sở Công Thương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia trên địa bàn tỉnh đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán; Chủ động, phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia chấp hành đúng các quy định của nhà nước.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương; phòng, chống tác hại của rượu bia cho người lao động, học sinh, sinh viên, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác; chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh và các cơ sở bán lẻ rượu trên địa bàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.