CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính.
UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương cần nghiên cứu, áp dụng biện pháp giao lại cho người sử dụng quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm với các điều kiện cụ thể phù hợp quy định của pháp luật.
Thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông đường bộ bị tạm giữ do vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng; có trường hợp người vi phạm để lại phương tiện trong nhiều năm, không đến cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết, xử lý, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện bị xuống cấp, hư hỏng, bãi giữ xe vi phạm hành chính chở nên quá tải.
Để giải quyết và khắc phục tình trạng trên, thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 323/TB-VPCP ngày 21/7/2017 của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Khẩn trương tiến hành rà soát tổng thể, đánh giá phân loại các phương tiện đang được quản lý tại các điểm trông giữ phương tiện vi phạm, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp theo hướng:
Đối với các phương tiện đang bị tạm giữ, nếu có đủ điều kiện (như đã xác minh được các tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành theo quy định tại khoản 2, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nhanh chóng làm thủ tục để trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp.
Đối với các phương tiện thuộc diện bị tịch thu hoặc bị tạm giữ quá lâu, tài sản bị mục nát hoặc đã được thông báo, niêm yết công khai theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì tiến hành làm các thủ tục tịch thu, bán đấu giá sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Các ngành, địa phương cần nghiên cứu, áp dụng biện pháp giao lại cho người sử dụng quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm với các điều kiện cụ thể phù hợp quy định của pháp luật.
Kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, yêu cầu các sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, đánh giá thực trạng, kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết đối với các phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 30/11/2017. Công an tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp chung, nghiên cứu và đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/12/2017.
2. Về cơ bản, lâu dài, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, phải quán triệt đầy đủ và thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính. Theo tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cần phải rất hạn chế việc giữ phương tiện khi vi phạm hành chính. Trong trường hợp đủ điều kiện và bắt buộc phải tạm giữ phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì cần phải áp dụng triệt để quy định về việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ theo quy định tại khoản 10, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện các cơ quan: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài Chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan, có trách nhiệm tư vấn, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý phương tiện giao thông vi phạm đang bị tạm giữ tại các điểm trông giữ; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện.
2341 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính.Thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông đường bộ bị tạm giữ do vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng; có trường hợp người vi phạm để lại phương tiện trong nhiều năm, không đến cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết, xử lý, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện bị xuống cấp, hư hỏng, bãi giữ xe vi phạm hành chính chở nên quá tải.
Để giải quyết và khắc phục tình trạng trên, thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 323/TB-VPCP ngày 21/7/2017 của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Công an tỉnh, các sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Khẩn trương tiến hành rà soát tổng thể, đánh giá phân loại các phương tiện đang được quản lý tại các điểm trông giữ phương tiện vi phạm, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp theo hướng:
Đối với các phương tiện đang bị tạm giữ, nếu có đủ điều kiện (như đã xác minh được các tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành theo quy định tại khoản 2, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính) thì nhanh chóng làm thủ tục để trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp.
Đối với các phương tiện thuộc diện bị tịch thu hoặc bị tạm giữ quá lâu, tài sản bị mục nát hoặc đã được thông báo, niêm yết công khai theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì tiến hành làm các thủ tục tịch thu, bán đấu giá sung vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Các ngành, địa phương cần nghiên cứu, áp dụng biện pháp giao lại cho người sử dụng quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm với các điều kiện cụ thể phù hợp quy định của pháp luật.
Kết quả thực hiện các nội dung nêu trên, yêu cầu các sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, đánh giá thực trạng, kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết đối với các phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 30/11/2017. Công an tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp chung, nghiên cứu và đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/12/2017.
2. Về cơ bản, lâu dài, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, phải quán triệt đầy đủ và thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính. Theo tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cần phải rất hạn chế việc giữ phương tiện khi vi phạm hành chính. Trong trường hợp đủ điều kiện và bắt buộc phải tạm giữ phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì cần phải áp dụng triệt để quy định về việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ theo quy định tại khoản 10, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện các cơ quan: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài Chính, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan, có trách nhiệm tư vấn, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý phương tiện giao thông vi phạm đang bị tạm giữ tại các điểm trông giữ; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện.