CTTĐT - Đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT; Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%... là những thông tin của UBND tỉnh nổi bật tuần qua.
Thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật tuần qua
Đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Công điện gửi Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh; Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; đồng thời, bảo đảm tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 theo đúng quy định của pháp luật, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, nghĩa tình, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại trong quản lý nhà nước, xử lý nghiêm, minh bạch các vi phạm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự (ANTT), an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến nội dung quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, các hình thức hoạt động, hành vi biến tướng, lách luật núp bóng ngành, nghề tiềm ẩn phức tạp về ANTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi tổ chức và cá nhân được biết, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề, dịch vụ có điều kiện về ANTT. Khi cấp các Giấy chứng nhận có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về ANTT liên hệ với cơ quan Công an có thẩm quyền để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, xác nhận đăng ký hợp đồng lao động đúng quy định; thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường theo đúng quy định...
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2024.
Theo đó, năm 2024, tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề trên 18.000 người, cụ thể: Cao đẳng 2.100 người, trung cấp 3.000 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 13.000 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.000 người); chỉ tiêu đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh là 6.100 người (gồm cao đẳng 900 người, trung cấp 2.500 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 2.700 người).
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.
Giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, trong đó từ phát triển kinh tế xã hội 9.300 lao động, từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trên 1.700 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 1.800 lao động, cung ứng lao động đi tỉnh ngoài cho trên 7.200 lao động. Chuyển dịch trên 7.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu hết năm 2023, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 52,18% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Năm 2024, trong tổng số lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề tối thiếu là 3.000 người; số lao động được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm tối thiểu là 10.000 người; số lao động được giải quyết việc làm tối thiểu là 4.000 người; số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tối thiểu là 1.000 người.
Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 233/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phạm vi lập Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của xã Khánh Hòa với diện tích tự nhiên 5.362,69 ha; dân số 3.705 người (năm 2022).
Ranh giới: Phía Bắc giáp với xã An Lạc, huyện Lục Yên; phía Nam giáp xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên và xã An Bình, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên; Phía Đông giáp xã Tô Mậu, xã Động Quan, huyện Lục Yên; phía Tây giáp xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Theo Quy hoạch chung đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2045, xã Khánh Hòa được chia thành 02 khu chức năng phát triển:
Khu 1: Khu vực tập trung xây dựng đô thị trong tương lai. Quy mô 461,2 ha, là khu trung tâm đô thị với chức năng là khu hành chính, chính trị của đô thị Khánh Hòa trong tương lai.
Khu 2: Khu vực sản xuất nông lâm sản và dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Quy mô 4901,49 ha, chức năng là khu vực làng xóm hiện hữu phát triển gắn với sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái.
Triển khai Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2030
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND triển khai Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2030, với mục tiêu phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng. Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 36/KH UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ chính là: Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý nhà nước về PBGDPL; tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL đổi mới đa dạng nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm có trọng tâm trọng điểm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, trú trọng đối tượng đặc thù… Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân về mục đích ý nghĩa của nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác này bằng hình thức phù hợp, khắc phục các tiêu chí còn hạn chế hoặc chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã.
Kiểm tra việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời, giai đoạn 2023 - 2030”
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND về việc triển khai Quyết định số 1315 ngày 9/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030" và Hướng dẫn số 216/HD-BNV ngày 14/01/2024 về khen thưởng thành tích trong phong trào này.
Kế hoạch đưa ra các tiêu chí thi đua cụ thể đối với cấp tỉnh, cơ quan, ban, ngành với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội...; cấp huyện, cấp xã và các thôn bản, tổ dân phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.
Phong trào được triển khai theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2023 - 2025; giai đoạn 2 từ 2026 - 2030.
UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học triển khai thực hiện bộ tiêu chí công nhận danh hiệu "Cộng đồng học tâp” cấp xã, huyện, tỉnh, "Đơn vị học tập”, "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập” và "Công dân học tập”… đồng thời đề nghị các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
557 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT; Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%... là những thông tin của UBND tỉnh nổi bật tuần qua.Đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Công điện gửi Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh; Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024; đồng thời, bảo đảm tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 theo đúng quy định của pháp luật, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, nghĩa tình, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
Để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, chấn chỉnh kịp thời các tồn tại trong quản lý nhà nước, xử lý nghiêm, minh bạch các vi phạm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự (ANTT), an toàn xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến nội dung quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, các hình thức hoạt động, hành vi biến tướng, lách luật núp bóng ngành, nghề tiềm ẩn phức tạp về ANTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi tổ chức và cá nhân được biết, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề, dịch vụ có điều kiện về ANTT. Khi cấp các Giấy chứng nhận có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về ANTT liên hệ với cơ quan Công an có thẩm quyền để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, xác nhận đăng ký hợp đồng lao động đúng quy định; thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường theo đúng quy định...
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2024.
Theo đó, năm 2024, tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề trên 18.000 người, cụ thể: Cao đẳng 2.100 người, trung cấp 3.000 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 13.000 người (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 4.000 người); chỉ tiêu đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh là 6.100 người (gồm cao đẳng 900 người, trung cấp 2.500 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 2.700 người).
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2024 đạt 69%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.
Giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, trong đó từ phát triển kinh tế xã hội 9.300 lao động, từ vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm trên 1.700 lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 1.800 lao động, cung ứng lao động đi tỉnh ngoài cho trên 7.200 lao động. Chuyển dịch trên 7.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phấn đấu hết năm 2023, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 52,18% lao động tham gia hoạt động kinh tế của tỉnh.
Tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Năm 2024, trong tổng số lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề tối thiếu là 3.000 người; số lao động được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm tối thiểu là 10.000 người; số lao động được giải quyết việc làm tối thiểu là 4.000 người; số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tối thiểu là 1.000 người.
Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 233/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phạm vi lập Chương trình phát triển đô thị xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của xã Khánh Hòa với diện tích tự nhiên 5.362,69 ha; dân số 3.705 người (năm 2022).
Ranh giới: Phía Bắc giáp với xã An Lạc, huyện Lục Yên; phía Nam giáp xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên và xã An Bình, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên; Phía Đông giáp xã Tô Mậu, xã Động Quan, huyện Lục Yên; phía Tây giáp xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Theo Quy hoạch chung đô thị mới Khánh Hòa, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2045, xã Khánh Hòa được chia thành 02 khu chức năng phát triển:
Khu 1: Khu vực tập trung xây dựng đô thị trong tương lai. Quy mô 461,2 ha, là khu trung tâm đô thị với chức năng là khu hành chính, chính trị của đô thị Khánh Hòa trong tương lai.
Khu 2: Khu vực sản xuất nông lâm sản và dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Quy mô 4901,49 ha, chức năng là khu vực làng xóm hiện hữu phát triển gắn với sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái.
Triển khai Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2030
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND triển khai Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2030, với mục tiêu phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng. Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.
Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 36/KH UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ chính là: Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý nhà nước về PBGDPL; tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL đổi mới đa dạng nội dung, hình thức PBGDPL bảo đảm có trọng tâm trọng điểm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, trú trọng đối tượng đặc thù… Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân về mục đích ý nghĩa của nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác này bằng hình thức phù hợp, khắc phục các tiêu chí còn hạn chế hoặc chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã.
Kiểm tra việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời, giai đoạn 2023 - 2030”
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND về việc triển khai Quyết định số 1315 ngày 9/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030" và Hướng dẫn số 216/HD-BNV ngày 14/01/2024 về khen thưởng thành tích trong phong trào này.
Kế hoạch đưa ra các tiêu chí thi đua cụ thể đối với cấp tỉnh, cơ quan, ban, ngành với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội...; cấp huyện, cấp xã và các thôn bản, tổ dân phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.
Phong trào được triển khai theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2023 - 2025; giai đoạn 2 từ 2026 - 2030.
UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học triển khai thực hiện bộ tiêu chí công nhận danh hiệu "Cộng đồng học tâp” cấp xã, huyện, tỉnh, "Đơn vị học tập”, "Gia đình học tập”, "Dòng họ học tập” và "Công dân học tập”… đồng thời đề nghị các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện.