Trong thành tựu chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, năm qua, với phương châm "đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, mạch lạc, việc nào dứt việc đó, tập trung phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đẩy mạnh đối ngoại…, giúp vượt con sóng cả, qua cơn gió ngược để "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái".
Trong năm 2023, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, mạch lạc, việc nào dứt việc đó, tập trung phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đẩy mạnh đối ngoại.
Chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát và truyền cảm hứng, tạo động lực
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có chuyển biến mạnh mẽ với kinh nghiệm nhiều hơn, đổi mới hơn, quyết liệt hơn, chủ động hơn, linh hoạt hơn, sát thực tiễn hơn, hiệu quả hơn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, Quốc hội và kịp thời báo cáo những vấn đề quan trọng, cấp bách, sâu sát, chủ động nắm tình hình, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, có những quyết sách cụ thể, phù hợp để xử lý những vấn đề mới phát sinh.
Một vài con số nói lên phần nào sự quyết liệt, năng suất và hiệu quả trong năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã tổ chức 1.574 hội nghị, cuộc họp, trong đó, có 123 cuộc họp của Thường trực Chính phủ. Lãnh đạo Chính phủ thực hiện 83 chuyến công tác, làm việc với địa phương và xử lý hàng trăm kiến nghị…
Riêng Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện gần 30 chuyến công tác ở các địa phương, phần lớn vào ngày nghỉ cuối tuần. Cả năm Thủ tướng không có ngày nghỉ trọn vẹn. Nhiều cuộc họp cuối ngày bắt đầu tại trụ sở Chính phủ khi đồng hồ đã điểm 17h. Văn phòng Chính phủ đèn sáng hầu như đủ các ngày, kể cả ngày Lễ, Tết, cuối tuần.
Chính phủ ban hành 93 nghị định, 01 nghị quyết liên tịch, 264 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 33 quyết định quy phạm pháp luật, 1.742 quyết định cá biệt, 32 chỉ thị, 104 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo khác. Để có cơ sở giúp chỉ đạo điều hành hiệu quả, các công điện, chỉ thị, nghị quyết được phát hành kịp thời, bất kể ngày hay đêm.
Cũng trong năm 2023, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư 41/41 đề án bảo đảm tiến độ và chất lượng. Có 447/492 đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được trình, đạt 90,9%.
Năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.154 nhiệm vụ cho các cơ quan, trong đó số nhiệm vụ đã hoàn thành tăng 13,9%, đạt 67,8%; số nhiệm vụ quá hạn giảm, chỉ còn 2,19%; còn lại là các nhiệm vụ đang thực hiện.
Các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mang tính chất tổng thể, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, liên thông, vừa không lơi lỏng những công việc cấp bách, trước mắt, vừa quan tâm những vấn đề mang tính chất chiến lược, lâu dài.
Bên cạnh những công việc mang tính chất thường xuyên với khối lượng ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, là những vấn đề nổi lên như những tình huống cấp bách, đột xuất phát sinh, những công việc được xác định là trọng tâm, trọng điểm như thực hiện 3 đột phá chiến lược và phải xử lý cả những tồn đọng, hạn chế kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ nhưng bộc lộ rõ hơn trong khó khăn thời gian qua.
Có thể nói, không lĩnh vực nào không nhận được sự quan tâm phù hợp, không có điểm nóng nào không được chỉ đạo xử lý. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải luôn quan tâm, chăm lo đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội với tinh thần "không có ai bị bỏ lại phía sau".
Trước khó khăn, thách thức, với quan điểm "không thể khoanh tay đứng nhìn", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt nhằm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái". Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; không điều hành "giật cục", đột ngột.
Kỷ luật, kỷ cương được tăng cường, đi đôi với khen thưởng, động viên kịp thời. Đơn cử, nhiều lãnh đạo, cán bộ bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật do để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ thời gian cao điểm hè 2023.
Ngược lại, Tổng công ty Đường sắt được Thủ tướng nhiều lần khen ngợi vì những nỗ lực đổi mới, có sản phẩm cụ thể, bước đầu chuyển mình sau nhiều năm ì ạch, khác hẳn với hình ảnh ngành Đường sắt ở đầu nhiệm kỳ này, loay hoay ngay cả với câu chuyện vốn bảo trì đường sắt hằng năm.
Đây là một ví dụ cho thấy "thay vì phải làm rất nhiều việc thì chỉ cần làm một việc là thay người đứng đầu" như Thủ tướng khẳng định. Dù ở thời điểm bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Tổng công ty này, Thủ tướng chưa từng gặp người được bổ nhiệm, song yêu cầu dứt khoát của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi trình đề xuất nhân sự là phải chọn người làm được việc, "không làm được phải thay ngay, không để hết nhiệm kỳ 5 năm".
Cũng trong năm 2023, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, công tác quy hoạch được chú trọng; liên kết vùng, điều phối vùng được tăng cường. Ngoài các nghị định, nghị quyết ban hành theo thẩm quyền, Chính phủ tổ chức 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, nhiều nhất từ trước đến nay; trình Quốc hội thông qua 16 dự án luật, 29 nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật. 108/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt; tích cực triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển 6 vùng kinh tế-xã hội; đã thành lập và đang phát huy vai trò của các hội đồng điều phối vùng.
Một dấu ấn khác trong công tác chỉ đạo, điều hành năm 2023 là thực hiện phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp và nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát. Thực tế, Chính phủ đã phân cấp thẩm quyền cho nhiều địa phương trong đầu tư các tuyến cao tốc và đã đạt kết quả nhìn thấy được ngay.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan khẩn trương trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định như chuyển đổi 5-10 ha đất lúa, đất rừng phải trình Thủ tướng. Ông cũng thẳng thắn chỉ ra một bất cập trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia là "Trung ương làm thay địa phương nhiều quá, quản dự án tới từng gia đình thì làm sao không bị chậm".
Cùng với những yêu cầu, giao việc quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, Thủ tướng nhấn mạnh ý thức, trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành. "Không ai lo cho mình được bằng chính mình", Thủ tướng nhiều lần chia sẻ với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Người đứng đầu Chính phủ hết sức quan tâm việc truyền cảm hứng, tạo động lực để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phát huy mạnh mẽ tinh thần, ý chí tự lực, tự cường vươn lên. Đi công tác địa phương, Thủ tướng dành nhiều thời gian để cùng các đại biểu thảo luận, chỉ ra những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng nơi.
Ví dụ, "ai cũng muốn tới Điện Biên để tận mắt chứng kiến chiến trường "Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Hay mỗi người Việt Nam và mỗi người nước ngoài tới Việt Nam đều muốn đặt chân đến Cà Mau – vùng đất địa đầu Tổ quốc, mũi của con tàu Việt Nam", Thủ tướng phát biểu.
Những kết quả cân đong đo đếm được
Đi cùng với tiềm năng, cơ hội, lợi thế riêng là những giải pháp, ưu tiên phù hợp. Với Điện Biên, ngay từ năm 2017, Thủ tướng đã trăn trở về một sân bay đủ năng lực khai thác những tàu bay lớn, hiện đại. Đầu quý II năm 2023, Thủ tướng trực tiếp lên khảo sát hiện trường mở rộng sân bay Điện Biên.
Tại đây, ông yêu cầu Điện Biên dồn lực với quyết tâm cao nhất để hoàn thành bằng được việc mở rộng sân bay trong năm 2023, trên cơ sở vượt qua mọi khó khăn, vướng mắc, kể cả việc khan hiếm nguyên vật liệu xây dựng thông thường (sân bay Điện Biên phải nghiền đá thay cho cát sỏi).
Kết quả, sân bay này đã hoàn thành đúng tiến độ vào cuối năm 2023, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội lên Điện Biên từ 10-12 giờ bằng ô tô xuống còn khoảng 1 giờ bay, mở ra những cơ hội phát triển chưa từng có với một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước.
Sân bay Điện Biên chỉ là một trong những kết quả "cân đong đo đếm được" về phát triển hạ tầng giao thông sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII nói chung và trong năm 2023 nói riêng.
Ngay những ngày đầu năm 2023, Thủ tướng đã có chuyến công tác xuyên Việt kiểm tra, đôn đốc các dự án giao thông. Cả năm, Thủ tướng thường xuyên tới kiểm tra, động viên, trực tiếp lắng nghe để chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ tại công trường các dự án, thậm chí có những dự án như cầu Mỹ Thuận 2 được Thủ tướng tới 4-5 lần...
Tại những nơi đến kiểm tra, Thủ tướng luôn phát động tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi," đã nói là làm và đã cam kết là phải thực hiện hiệu quả, "làm việc xuyên lễ xuyên Tết", thi công "3 ca, 4 kíp"…
Nhờ đó, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược có sự chuyển biến vượt bậc, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông. Đầu năm 2023 khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc – Nam với tổng chiều dài 723,7 km, giữa năm khánh thành 9 dự án, cuối năm khánh thành đồng loạt 4 dự án ngành giao thông. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã đưa vào sử dụng 729 km đường cao tốc, riêng năm 2023 là 475 km, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là khoảng 1.900 km.
Đồng thời, khởi công 3 cao tốc trục Đông – Tây (Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng), 2 đường vành đai (Hà Nội và TPHCM), cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành... Đưa vào khai thác Nhà ga T2 - cảng hàng không Phú Bài, cảng hàng không Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Vĩnh Tuy 2 và nhiều công trình giao thông khác.
Các dự án càng biển lớn, có vị trí quan trọng, mức đầu tư hàng tỷ USD đang được nghiên cứu đầu tư, nâng cấp như cảng Cần Giờ (TPHCM), Cái Cui (Cần Thơ), Trần Đề (Sóc Trăng)…
Trong thành tựu chung của cả nước trong năm 2023, còn một điểm nhấn nổi bật là chuyển biến của những đơn vị, những dự án trước đây vốn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài ngành Đường sắt đã nhắc tới ở trên, có thể kể tới đường dây 500 kV mạch 3 của Tập đoàn Điện lực. Trước thực trạng thiếu điện cục bộ thời gian qua nhưng đường dây mạch 3 mãi không triển khai được trong nhiều năm. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt xây dựng dự án này và dự kiến hoàn thành trong 6 tháng. Một dự án quan trọng nữa được Thủ tướng đặc biệt quan tâm là xây dựng sân bay Long Thành cũng có chuyển biến rõ nét…
Nhiều vấn đề tồn đọng và đột xuất phát sinh được xử lý quyết liệt, hiệu quả, có chuyển biến rõ nét. Trong đó, tập trung xử lý 6 ngân hàng yếu kém, 8/12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ đã kéo dài nhiều năm; hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng sau thời gian dài gián đoạn như dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vân Phong 1, Khí hóa lỏng Cái Mép - Thị Vải; thúc đẩy triển khai các hợp đồng, chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn… Hoàn thành triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý 3 dự án phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất.
Từ dấu ấn đối ngoại cấp cao đến vị thế mới của Việt Nam
Cũng trong năm 2023, các hoạt động đối ngoại diễn ra dồn dập, toàn diện, thiết thực, hiệu quả, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, góp phần củng cố và nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam, là điểm sáng nổi bật.
Đóng góp vào kết quả đối ngoại nói chung, triển khai tích cực, thực chất các thỏa thuận cấp cao, Chính phủ, Thủ tướng đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; triển khai bài bản, đồng bộ, toàn diện, liên tục, cân bằng đối ngoại song phương và đa phương; kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế; làm tốt công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.
Các hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước; thể hiện sự chủ động, tích cực tham gia đóng góp sáng kiến tại các tổ chức khu vực và quốc tế và vai trò, trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thực hiện 12 chuyến công tác nước ngoài, tới 11 quốc gia, đồng thời chủ trì đón Thủ tướng Chính phủ 9 nước thăm Việt Nam. Thủ tướng có hàng trăm cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc với lãnh đạo các nước, các tổ chức, bạn bè quốc tế và các hiệp hội, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu của nhiều nước và thế giới.
Những hoạt động đối ngoại đã góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước. Trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%; nhất là vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Chế biến, xuất khẩu gạo, rau quả có bước đột phá khi đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Và nếu như trước kia, cà phê, gạo Việt Nam không được đánh giá cao, bị coi là chất lượng thấp thì chưa bao giờ giá cà phê và hình ảnh cà phê của Việt Nam lại lên cao như giai đoạn hiện nay; gạo Việt Nam cũng đạt giải ngon nhất thế giới và không chỉ tận dụng thành công cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao kỷ lục mà còn đóng góp tích cực cho an ninh lương thực tế giới.
Bên cạnh việc chú trọng vào ba động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, Chính phủ còn quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên những ngành mới nổi, mang lại những động lực mới cho phát triển kinh tế, như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… Đặc biệt, thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng rất coi trọng phát triển lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - đây được coi là cơ hội lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt và thế giới đang trong giai đoạn điều chỉnh lớn.
Kiên cường hiện tại, hướng tới tương lai
Nhìn lại 2023, ngoài những thành tựu, kết quả nổi bật đã được khẳng định, nhấn mạnh ở nhiều diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát hai điểm rất quan trọng: (i) đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; (ii) niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá cao vai trò của người đứng đầu Chính phủ khi đưa ra cách tiếp cận "thứ tự ưu tiên" và "trọng tâm trọng điểm" trong phát triển.
"Chính phủ thời gian qua đã rất cố gắng, đặc biệt Thủ tướng xông xáo làm việc không quản ngày hay đêm. Nhưng những vướng mắc là rất nhiều, nên việc xác định thứ tự ưu tiên là hướng đi phù hợp" - ông Dũng nhận xét.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, việc Thủ tướng lựa chọn ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông, ưu tiên thu hút công nghệ, chuyển đổi số, phát triển bền vững sẽ giúp nền kinh tế tạo được động lực tăng trưởng mới, cùng với nhiều việc phải tiếp tục làm như giải quyết những vướng mắc trong cơ chế chính sách, bảo vệ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đột phá, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
Bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết đã nghiên cứu và rất ấn tượng với những chỉ số phát triển của Việt Nam, tính tự cường của nền kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là khi nhiều quốc gia đang rơi vào tình trạng nợ nghiêm trọng hoặc có rất ít dư địa tài chính.
Việt Nam đã cho thấy tầm nhìn dài hạn, giúp nền kinh tế kiên cường trước những cú sốc, trong một thế giới khủng hoảng liên tiếp. Và Việt Nam cũng đang trên con đường đúng đắn để tận dụng được việc tái cơ cấu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, định vị mình ở điểm tốt hơn, đi lên các bậc thang cao hơn của công nghệ và giá trị gia tăng.
"Tôi đã thấy kế hoạch chiến lược của Việt Nam trong tương lai, với những yếu tố rất nổi bật trong chiến lược đó. Khi chúng ta nghĩ về nguồn tăng trưởng mới, các động cơ tăng trưởng mới cần gắn với công nghiệp hóa xanh, chuyển đổi xanh và đổi mới sáng tạo, vì một tương lai bền vững, đó cũng là những yếu tố rất trọng tâm trong chiến lược của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ở khía cạnh này, Việt Nam đã trở thành một "công dân" rất quan trọng, được công nhận là có tiếng nói quan trọng mang tính xây dựng với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của thế giới", bà chia sẻ với các phóng viên tháp tùng Thủ tướng trong chuyến công tác tại châu Âu đầu năm 2024 vừa qua.
Năm 2024, đất nước đứng trước thời cơ mới, vận hội mới, niềm tin mới, khí thế mới và động lực mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành vững vàng, quyết liệt, sáng tạo, chủ động, linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta tự tin kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng hơn với những thành tựu mới, kết quả mới, thắng lợi mới, đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc hơn.
1721 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Trong thành tựu chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, năm qua, với phương châm "đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả", Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, mạch lạc, việc nào dứt việc đó, tập trung phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đẩy mạnh đối ngoại…, giúp vượt con sóng cả, qua cơn gió ngược để "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái".Chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát và truyền cảm hứng, tạo động lực
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã có chuyển biến mạnh mẽ với kinh nghiệm nhiều hơn, đổi mới hơn, quyết liệt hơn, chủ động hơn, linh hoạt hơn, sát thực tiễn hơn, hiệu quả hơn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, Quốc hội và kịp thời báo cáo những vấn đề quan trọng, cấp bách, sâu sát, chủ động nắm tình hình, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, có những quyết sách cụ thể, phù hợp để xử lý những vấn đề mới phát sinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương vào tháng 3 năm 2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Một vài con số nói lên phần nào sự quyết liệt, năng suất và hiệu quả trong năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã tổ chức 1.574 hội nghị, cuộc họp, trong đó, có 123 cuộc họp của Thường trực Chính phủ. Lãnh đạo Chính phủ thực hiện 83 chuyến công tác, làm việc với địa phương và xử lý hàng trăm kiến nghị…
Riêng Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện gần 30 chuyến công tác ở các địa phương, phần lớn vào ngày nghỉ cuối tuần. Cả năm Thủ tướng không có ngày nghỉ trọn vẹn. Nhiều cuộc họp cuối ngày bắt đầu tại trụ sở Chính phủ khi đồng hồ đã điểm 17h. Văn phòng Chính phủ đèn sáng hầu như đủ các ngày, kể cả ngày Lễ, Tết, cuối tuần.
Chính phủ ban hành 93 nghị định, 01 nghị quyết liên tịch, 264 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 33 quyết định quy phạm pháp luật, 1.742 quyết định cá biệt, 32 chỉ thị, 104 công điện và nhiều văn bản chỉ đạo khác. Để có cơ sở giúp chỉ đạo điều hành hiệu quả, các công điện, chỉ thị, nghị quyết được phát hành kịp thời, bất kể ngày hay đêm.
Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện gần 30 chuyến công tác ở các địa phương, phần lớn vào ngày nghỉ cuối tuần. Trong ảnh, Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu sáng Chủ nhật, 19/11 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cũng trong năm 2023, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư 41/41 đề án bảo đảm tiến độ và chất lượng. Có 447/492 đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được trình, đạt 90,9%.
Năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.154 nhiệm vụ cho các cơ quan, trong đó số nhiệm vụ đã hoàn thành tăng 13,9%, đạt 67,8%; số nhiệm vụ quá hạn giảm, chỉ còn 2,19%; còn lại là các nhiệm vụ đang thực hiện.
Các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mang tính chất tổng thể, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, liên thông, vừa không lơi lỏng những công việc cấp bách, trước mắt, vừa quan tâm những vấn đề mang tính chất chiến lược, lâu dài.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải luôn quan tâm, chăm lo đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Trong ảnh, Thủ tướng cùng bà con các dân tộc đang sinh sống tại thị trấn Măng Đen, Kon Tum (tháng 8/2023) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh những công việc mang tính chất thường xuyên với khối lượng ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, là những vấn đề nổi lên như những tình huống cấp bách, đột xuất phát sinh, những công việc được xác định là trọng tâm, trọng điểm như thực hiện 3 đột phá chiến lược và phải xử lý cả những tồn đọng, hạn chế kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ nhưng bộc lộ rõ hơn trong khó khăn thời gian qua.
Có thể nói, không lĩnh vực nào không nhận được sự quan tâm phù hợp, không có điểm nóng nào không được chỉ đạo xử lý. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải luôn quan tâm, chăm lo đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội với tinh thần "không có ai bị bỏ lại phía sau".
Trước khó khăn, thách thức, với quan điểm "không thể khoanh tay đứng nhìn", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt nhằm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái". Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; không điều hành "giật cục", đột ngột.
Kỷ luật, kỷ cương được tăng cường, đi đôi với khen thưởng, động viên kịp thời. Trong ảnh, Thủ tướng kiểm tra cơ sở vật chất của tàu khách chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19). Tổng công ty Đường sắt được Thủ tướng nhiều lần khen ngợi vì những nỗ lực đổi mới, có sản phẩm cụ thể, bước đầu chuyển mình sau nhiều năm ì ạch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Kỷ luật, kỷ cương được tăng cường, đi đôi với khen thưởng, động viên kịp thời. Đơn cử, nhiều lãnh đạo, cán bộ bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật do để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ thời gian cao điểm hè 2023.
Ngược lại, Tổng công ty Đường sắt được Thủ tướng nhiều lần khen ngợi vì những nỗ lực đổi mới, có sản phẩm cụ thể, bước đầu chuyển mình sau nhiều năm ì ạch, khác hẳn với hình ảnh ngành Đường sắt ở đầu nhiệm kỳ này, loay hoay ngay cả với câu chuyện vốn bảo trì đường sắt hằng năm.
Đây là một ví dụ cho thấy "thay vì phải làm rất nhiều việc thì chỉ cần làm một việc là thay người đứng đầu" như Thủ tướng khẳng định. Dù ở thời điểm bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Tổng công ty này, Thủ tướng chưa từng gặp người được bổ nhiệm, song yêu cầu dứt khoát của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi trình đề xuất nhân sự là phải chọn người làm được việc, "không làm được phải thay ngay, không để hết nhiệm kỳ 5 năm".
Trong năm 2023, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, công tác quy hoạch được chú trọng. Trong ảnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cũng trong năm 2023, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, công tác quy hoạch được chú trọng; liên kết vùng, điều phối vùng được tăng cường. Ngoài các nghị định, nghị quyết ban hành theo thẩm quyền, Chính phủ tổ chức 10 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, nhiều nhất từ trước đến nay; trình Quốc hội thông qua 16 dự án luật, 29 nghị quyết, cho ý kiến đối với 10 dự án luật. 108/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt; tích cực triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển 6 vùng kinh tế-xã hội; đã thành lập và đang phát huy vai trò của các hội đồng điều phối vùng.
Một dấu ấn khác trong công tác chỉ đạo, điều hành năm 2023 là thực hiện phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp và nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát. Thực tế, Chính phủ đã phân cấp thẩm quyền cho nhiều địa phương trong đầu tư các tuyến cao tốc và đã đạt kết quả nhìn thấy được ngay.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan khẩn trương trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định như chuyển đổi 5-10 ha đất lúa, đất rừng phải trình Thủ tướng. Ông cũng thẳng thắn chỉ ra một bất cập trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia là "Trung ương làm thay địa phương nhiều quá, quản dự án tới từng gia đình thì làm sao không bị chậm".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành và đưa vào khai thác đồng thời dự án mở rộng sân bay Điện Biên và 03 dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia ngành giao thông vận tải: Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án cầu Mỹ Thuận 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng với những yêu cầu, giao việc quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, Thủ tướng nhấn mạnh ý thức, trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành. "Không ai lo cho mình được bằng chính mình", Thủ tướng nhiều lần chia sẻ với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Người đứng đầu Chính phủ hết sức quan tâm việc truyền cảm hứng, tạo động lực để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phát huy mạnh mẽ tinh thần, ý chí tự lực, tự cường vươn lên. Đi công tác địa phương, Thủ tướng dành nhiều thời gian để cùng các đại biểu thảo luận, chỉ ra những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng nơi.
Ví dụ, "ai cũng muốn tới Điện Biên để tận mắt chứng kiến chiến trường "Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Hay mỗi người Việt Nam và mỗi người nước ngoài tới Việt Nam đều muốn đặt chân đến Cà Mau – vùng đất địa đầu Tổ quốc, mũi của con tàu Việt Nam", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng thị sát công trường xây dựng và trao đổi chủ đầu tư, đơn vị thi công về dự án thành phần các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Những kết quả cân đong đo đếm được
Đi cùng với tiềm năng, cơ hội, lợi thế riêng là những giải pháp, ưu tiên phù hợp. Với Điện Biên, ngay từ năm 2017, Thủ tướng đã trăn trở về một sân bay đủ năng lực khai thác những tàu bay lớn, hiện đại. Đầu quý II năm 2023, Thủ tướng trực tiếp lên khảo sát hiện trường mở rộng sân bay Điện Biên.
Tại đây, ông yêu cầu Điện Biên dồn lực với quyết tâm cao nhất để hoàn thành bằng được việc mở rộng sân bay trong năm 2023, trên cơ sở vượt qua mọi khó khăn, vướng mắc, kể cả việc khan hiếm nguyên vật liệu xây dựng thông thường (sân bay Điện Biên phải nghiền đá thay cho cát sỏi).
Kết quả, sân bay này đã hoàn thành đúng tiến độ vào cuối năm 2023, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội lên Điện Biên từ 10-12 giờ bằng ô tô xuống còn khoảng 1 giờ bay, mở ra những cơ hội phát triển chưa từng có với một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước.
Sân bay Điện Biên chỉ là một trong những kết quả "cân đong đo đếm được" về phát triển hạ tầng giao thông sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII nói chung và trong năm 2023 nói riêng.
Ngay những ngày đầu năm 2023, Thủ tướng đã có chuyến công tác xuyên Việt kiểm tra, đôn đốc các dự án giao thông. Cả năm, Thủ tướng thường xuyên tới kiểm tra, động viên, trực tiếp lắng nghe để chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ tại công trường các dự án, thậm chí có những dự án như cầu Mỹ Thuận 2 được Thủ tướng tới 4-5 lần...
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại những nơi đến kiểm tra, Thủ tướng luôn phát động tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi," đã nói là làm và đã cam kết là phải thực hiện hiệu quả, "làm việc xuyên lễ xuyên Tết", thi công "3 ca, 4 kíp"…
Nhờ đó, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược có sự chuyển biến vượt bậc, nhất là đột phá về hạ tầng giao thông. Đầu năm 2023 khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc – Nam với tổng chiều dài 723,7 km, giữa năm khánh thành 9 dự án, cuối năm khánh thành đồng loạt 4 dự án ngành giao thông. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã đưa vào sử dụng 729 km đường cao tốc, riêng năm 2023 là 475 km, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là khoảng 1.900 km.
Đồng thời, khởi công 3 cao tốc trục Đông – Tây (Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng), 2 đường vành đai (Hà Nội và TPHCM), cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành... Đưa vào khai thác Nhà ga T2 - cảng hàng không Phú Bài, cảng hàng không Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Vĩnh Tuy 2 và nhiều công trình giao thông khác.
Các dự án càng biển lớn, có vị trí quan trọng, mức đầu tư hàng tỷ USD đang được nghiên cứu đầu tư, nâng cấp như cảng Cần Giờ (TPHCM), Cái Cui (Cần Thơ), Trần Đề (Sóc Trăng)…
Trong thành tựu chung của cả nước trong năm 2023, còn một điểm nhấn nổi bật là chuyển biến của những đơn vị, những dự án trước đây vốn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài ngành Đường sắt đã nhắc tới ở trên, có thể kể tới đường dây 500 kV mạch 3 của Tập đoàn Điện lực. Trước thực trạng thiếu điện cục bộ thời gian qua nhưng đường dây mạch 3 mãi không triển khai được trong nhiều năm. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt xây dựng dự án này và dự kiến hoàn thành trong 6 tháng. Một dự án quan trọng nữa được Thủ tướng đặc biệt quan tâm là xây dựng sân bay Long Thành cũng có chuyển biến rõ nét…
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nhiều vấn đề tồn đọng và đột xuất phát sinh được xử lý quyết liệt, hiệu quả, có chuyển biến rõ nét. Trong đó, tập trung xử lý 6 ngân hàng yếu kém, 8/12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ đã kéo dài nhiều năm; hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng sau thời gian dài gián đoạn như dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vân Phong 1, Khí hóa lỏng Cái Mép - Thị Vải; thúc đẩy triển khai các hợp đồng, chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn… Hoàn thành triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý 3 dự án phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất.
Từ dấu ấn đối ngoại cấp cao đến vị thế mới của Việt Nam
Cũng trong năm 2023, các hoạt động đối ngoại diễn ra dồn dập, toàn diện, thiết thực, hiệu quả, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, góp phần củng cố và nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam, là điểm sáng nổi bật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo các nước G7 mở rộng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tháng 5/2023 tại Nhật Bản - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đóng góp vào kết quả đối ngoại nói chung, triển khai tích cực, thực chất các thỏa thuận cấp cao, Chính phủ, Thủ tướng đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hiện công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; triển khai bài bản, đồng bộ, toàn diện, liên tục, cân bằng đối ngoại song phương và đa phương; kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế; làm tốt công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.
Các hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước; thể hiện sự chủ động, tích cực tham gia đóng góp sáng kiến tại các tổ chức khu vực và quốc tế và vai trò, trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thực hiện 12 chuyến công tác nước ngoài, tới 11 quốc gia, đồng thời chủ trì đón Thủ tướng Chính phủ 9 nước thăm Việt Nam. Thủ tướng có hàng trăm cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc với lãnh đạo các nước, các tổ chức, bạn bè quốc tế và các hiệp hội, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu của nhiều nước và thế giới.
Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Những hoạt động đối ngoại đã góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước. Trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1%; nhất là vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Chế biến, xuất khẩu gạo, rau quả có bước đột phá khi đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Và nếu như trước kia, cà phê, gạo Việt Nam không được đánh giá cao, bị coi là chất lượng thấp thì chưa bao giờ giá cà phê và hình ảnh cà phê của Việt Nam lại lên cao như giai đoạn hiện nay; gạo Việt Nam cũng đạt giải ngon nhất thế giới và không chỉ tận dụng thành công cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao kỷ lục mà còn đóng góp tích cực cho an ninh lương thực tế giới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì đón Thủ tướng Chính phủ 9 nước thăm Việt Nam. Trong ảnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11/2023- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bên cạnh việc chú trọng vào ba động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, Chính phủ còn quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên những ngành mới nổi, mang lại những động lực mới cho phát triển kinh tế, như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… Đặc biệt, thời gian gần đây, Chính phủ, Thủ tướng rất coi trọng phát triển lĩnh vực công nghiệp bán dẫn - đây được coi là cơ hội lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt và thế giới đang trong giai đoạn điều chỉnh lớn.
Kiên cường hiện tại, hướng tới tương lai
Nhìn lại 2023, ngoài những thành tựu, kết quả nổi bật đã được khẳng định, nhấn mạnh ở nhiều diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát hai điểm rất quan trọng: (i) đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; (ii) niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá cao vai trò của người đứng đầu Chính phủ khi đưa ra cách tiếp cận "thứ tự ưu tiên" và "trọng tâm trọng điểm" trong phát triển.
"Chính phủ thời gian qua đã rất cố gắng, đặc biệt Thủ tướng xông xáo làm việc không quản ngày hay đêm. Nhưng những vướng mắc là rất nhiều, nên việc xác định thứ tự ưu tiên là hướng đi phù hợp" - ông Dũng nhận xét.
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, việc Thủ tướng lựa chọn ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông, ưu tiên thu hút công nghệ, chuyển đổi số, phát triển bền vững sẽ giúp nền kinh tế tạo được động lực tăng trưởng mới, cùng với nhiều việc phải tiếp tục làm như giải quyết những vướng mắc trong cơ chế chính sách, bảo vệ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm, dám đột phá, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
Thủ tướng gặp gỡ, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản về hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn và hệ sinh thái đi cùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết đã nghiên cứu và rất ấn tượng với những chỉ số phát triển của Việt Nam, tính tự cường của nền kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là khi nhiều quốc gia đang rơi vào tình trạng nợ nghiêm trọng hoặc có rất ít dư địa tài chính.
Việt Nam đã cho thấy tầm nhìn dài hạn, giúp nền kinh tế kiên cường trước những cú sốc, trong một thế giới khủng hoảng liên tiếp. Và Việt Nam cũng đang trên con đường đúng đắn để tận dụng được việc tái cơ cấu chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, định vị mình ở điểm tốt hơn, đi lên các bậc thang cao hơn của công nghệ và giá trị gia tăng.
Bà Rebeca Grynspan nhấn mạnh UNCTAD luôn coi Việt Nam là một hình mẫu về phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
"Tôi đã thấy kế hoạch chiến lược của Việt Nam trong tương lai, với những yếu tố rất nổi bật trong chiến lược đó. Khi chúng ta nghĩ về nguồn tăng trưởng mới, các động cơ tăng trưởng mới cần gắn với công nghiệp hóa xanh, chuyển đổi xanh và đổi mới sáng tạo, vì một tương lai bền vững, đó cũng là những yếu tố rất trọng tâm trong chiến lược của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ở khía cạnh này, Việt Nam đã trở thành một "công dân" rất quan trọng, được công nhận là có tiếng nói quan trọng mang tính xây dựng với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của thế giới", bà chia sẻ với các phóng viên tháp tùng Thủ tướng trong chuyến công tác tại châu Âu đầu năm 2024 vừa qua.
Năm 2024, đất nước đứng trước thời cơ mới, vận hội mới, niềm tin mới, khí thế mới và động lực mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành vững vàng, quyết liệt, sáng tạo, chủ động, linh hoạt và hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta tự tin kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng hơn với những thành tựu mới, kết quả mới, thắng lợi mới, đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc hơn.
Các bài khác
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 1/2024 (02/02/2024)
- Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024 (01/02/2024)
- Tiêu chuẩn sức khỏe công dân tham gia tuyển sinh, tuyển chọn vào Công an nhân dân (25/01/2024)
- Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (21/01/2024)
- Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 (20/01/2024)
- Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (11/01/2024)
- Chính phủ chốt thời hạn ban hành Nghị định về chế độ tiền lương mới, hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính (09/01/2024)
- Bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ (25/12/2023)
- Chính phủ chỉ đạo triển khai chế độ tiền lương mới (19/12/2023)
- Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững (18/12/2023)
Xem thêm »