Mục tiêu của Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản đến năm 2030 là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản.
Ảnh minh họa (Chinhphu.vn)
Mục tiêu đặt ra trong Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản đến năm 2030 là 100% các hồ tự nhiên, hồ chứa lớn và hệ thống sông chính được điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản.
Trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển phục hồi, tăng trên 5% so với kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2016-2020.
Chương trình được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt ngày 18/1/2024.
Mục tiêu chung của Chương trình là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác IUU.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật của Việt Nam; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thúc đẩy Tăng trưởng Xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, có 10% lượng thủy sản quý hiếm được sinh sản nhân tạo./.
1275 lượt xem
Theo Vietnam+
Mục tiêu của Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản đến năm 2030 là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản.
Mục tiêu đặt ra trong Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản đến năm 2030 là 100% các hồ tự nhiên, hồ chứa lớn và hệ thống sông chính được điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản.
Trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở biển phục hồi, tăng trên 5% so với kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2016-2020.
Chương trình được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt ngày 18/1/2024.
Mục tiêu chung của Chương trình là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác IUU.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật của Việt Nam; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thúc đẩy Tăng trưởng Xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, có 10% lượng thủy sản quý hiếm được sinh sản nhân tạo./.