CTTĐT - Từ năm 2025, học sinh học hết lớp 9 sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với những yêu cầu mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị cho công tác ôn tập và tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10, các thầy cô giáo, các em học sinh cần lưu ý một số điểm mới đáng chú ý của kỳ thi.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn có một số điều chỉnh phù hợp với mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã ban hành Công văn số 76/SGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn công tác ôn tập các kỳ thi tuyển sinh trung học, thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Theo đó, đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn có một số điều chỉnh phù hợp với mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Phạm vi, cấu trúc đề thi
Phân tích phạm vi đề thi, từ năm 2025, đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn xác định rõ hơn các kĩ năng đọc, viết và mở rộng phạm vi văn bản. Ngoài văn bản văn học như những năm trước, đề thi được khai thác các văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học hiện đại), văn bản thông tin (văn bản thuyết minh, văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử, văn bản giải thích một hiện tượng xã hội). Đặc biệt, các ngữ liệu khai thác ở cả phần đọc hiểu và viết đều nằm ngoài sách giáo khoa.
Về cấu trúc đề thi, đề có điểm kế thừa là giữ nguyên cấu trúc 2 phần đọc hiểu và phần viết (làm văn). Ngoài những kế thừa trên, đề thi có những điểm mới như sau:
Như vậy, phần đọc hiểu trong đề thi tăng 1 điểm, phù hợp với việc tăng cường rèn luyện, định hình năng lực đọc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tạo cơ hội cho học sinh “kiếm điểm” ở những câu trả lời ngắn. Số lượng câu hỏi đọc hiểu có thể tăng 1 câu, vấn đề được hỏi xoay quanh đặc điểm hình thức, nội dung và liên hệ vấn đề với thực tế.
Về cơ bản không có điểm khác biệt lớn các loại câu hỏi trong đề thi những năm trước đây, tiếp tục khai thác ngữ liệu đọc hiểu với các yếu tố hình thức và nội dung ở các mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Tuy nhiên, đề mới sẽ tập trung bám sát theo đặc trưng thể loại/kiểu văn bản, xuất hiện thêm các câu hỏi kết nối với vấn đề được rút ra từ ngữ liệu - yêu cầu học sinh phải vận dụng, liên hệ với thực tiễn. Điều này đồng nghĩa, trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh cần nhạy bén trong việc tiếp nhận, nhận diện, đánh giá cụ thể, sâu sắc các biểu hiện của đơn vị kiến thức từ chính bài học cụ thể.
Phần viết (làm văn) có tỉ lệ điểm thấp hơn so với đề thi những năm trước 1 điểm. Điểm mới nhất của phần này là ngữ liệu cả hai phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều nằm ngoài sách giáo khoa, là kiểu văn bản và thể loại nằm trong phạm vi đọc hiểu và độ dài tương đương với các văn bản đã học; vấn đề nghị luận xã hội không nhất thiết liên quan đến ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi.
Một nét mới nữa là phần viết (làm văn) đã có sự linh hoạt giữa yêu cầu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu đề thi từ năm 2024 trở về trước cố định câu nghị luận xã hội là đoạn văn (với 2 điểm, vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần đọc hiểu), nghị luận văn học là bài văn (với 05 điểm, ngữ liệu trong sách giáo khoa) thì đề thi từ 2025 sẽ linh hoạt, có thể yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học hoặc viết bài nghị luận xã hội và đoạn nghị luận văn học; trong đó, phần đoạn văn với 2 điểm, phần bài văn với 4 điểm.
Việc viết bài văn/đoạn văn nghị luận văn học sẽ yêu cầu đa dạng hơn về kiểu bài: có thể phân tích một tác phẩm/đoạn trích văn học; phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học; phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ.
Lưu ý trong dạy học, ôn tập
Từ phân tích trên, các thầy cô giáo và các em học sinh cần lưu ý một số nội dung trong dạy học, ôn tập môn Ngữ văn.
Trước hết, việc dạy học, ôn tập cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Học sinh được hình thành, rèn luyện, phát triển khả năng đọc, viết, nói nghe, thể hiện được quan điểm, chính kiến, vốn hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, các đặc điểm của nội dung, hình thức các thể loại văn bản, nhất là các văn bản ứng dụng đời sống cao (thông tin, nghị luận…).
Cùng với đó, căn cứ vào hướng dẫn của chương trình và phạm vi, cấu trúc đề thi, thầy cô giáo, học sinh cần nắm rõ ngữ liệu ra trong đề thi ở các phần đều không nằm trong sách giáo khoa. Do đó, giáo viên xác định rõ yêu cầu cần đạt của chương trình, yêu cầu cần đạt của mỗi bài học đối với học sinh, đặc biệt dành nhiều thời gian để học sinh hình thành các kiến thức về thể loại, về đặc điểm và cách thức phản ánh đời sống của thể loại văn bản, tránh đặt nặng vấn đề nội dung cụ thể của văn bản đó; rèn học sinh cách phân tích, đánh giá, so sánh, bàn luận về một văn bản văn học theo các thể loại có quy định trong chương trình mỗi lớp. Tránh việc ôn luyện theo kiểu cũ, làm bài mẫu có sẵn ở một số tác phẩm quen thuộc đã học.
Trong quá trình tổ chức giờ dạy và ôn tập, thầy cô giáo cần tăng cường các loại văn bản ngoài sách giáo khoa để học sinh có cơ hội làm quen, luyện tập, vận dụng tư duy sâu sắc về vấn đề. Việc chọn các ngữ liệu đọc hiểu và viết mới cần tương đương với các văn bản đã học về thể loại, kiểu văn bản; về độ phức tạp, độ khó về nội dung, độ dài vừa phải... Các thầy cô cũng cần chú trọng dạy các em nhuần nhuyễn các kĩ năng làm bài đọc hiểu, kĩ năng viết văn nghị luận. Đặc biệt, hướng dẫn học sinh biết liên hệ, vận dụng vào đời sống để giải quyết chính những vấn đề mà đời sống đặt ra. Ban đầu, có thể chấp nhận một thực tế ban đầu sẽ có những học sinh gặp khó khăn, lúng túng, chất lượng có thể chưa cao, viết bài văn còn vụng về, sai sót... nhưng bảo đảm đó là những suy nghĩ, tình cảm và lời văn của chính các em nhằm giáo dục sự trung thực của học sinh. Đây là mục tiêu quan trọng mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới.
Theo cấu trúc đề thi, từ năm 2025, các đề thi sẽ có sự linh hoạt trong yêu cầu viết dạng đoạn văn hoặc bài văn cho cả hai kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, giáo viên chú trọng rèn luyện cả kĩ năng viết đoạn văn/bài văn nghị luận xã hội và đoạn văn/bài văn nghị luận văn học. Có như vậy các em mới chủ động, tự tin thực hiện được yêu cầu của đề thi.
Với yêu cầu viết nghị luận phân tích, đánh giá một văn bản văn học cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt văn bản, đánh giá khái quát nội dung, hình thức nghệ thuật của văn bản; biết cách xác định đề tài, chủ đề; xác định và chỉ ra các đặc điểm thể loại, những hình thuật nghệ thuật đặc sắc của văn bản và tác dụng của các yếu tố hình thức ấy trong việc làm nổi bật nội dung chủ đề; xác định được hình tượng nghệ thuật, thông điệp nội dung mà văn bản nêu lên, ý nghĩa của hình tượng và thông điệp đó; biết cách phát biểu được những suy nghĩ, ấn tượng về văn bản được phân tích đối với cá nhân học sinh - khuyến khích những cảm nhận và suy nghĩ riêng, độc đáo của người viết.
Bên cạnh việc dạy cho học sinh cách phân tích văn bản như trên, các thầy cô giáo cần yêu cầu học sinh rèn luyện cách nhận biết dạng đề thi; tìm ý, lập dàn ý; cách diễn đạt, trình bày bảo đảm đúng chính tả, ngữ pháp và đầy đủ các phần của bố cục bài văn, đoạn văn; biết đọc lại và chỉnh sửa bài viết.
Về phía học sinh, đối với mỗi tiết học, các em cần soạn bài, chuẩn bị bài học trước khi học trên lớp để quá trình học không bị lúng túng, cản trở bởi các đơn vị kiến thức mới. Các em cũng cần chủ động đọc bổ sung các văn bản ngoài sách giáo khoa, quan tâm đến các vấn đề xã hội, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy phản biện để viết bài nghị luận sắc sảo, thuyết phục, hấp dẫn.
Sau mỗi bài học, học sinh cần nắm đầy đủ, bản chất thể loại và đặc điểm, cách thức triển khai, phản ánh đời sống của thể loại văn bản đó để khi gặp bất cứ ngữ liệu nào trong đề thi nói riêng và trong đời sống nói chung cũng không lúng túng trong việc giải mã yêu cầu của đề, cũng như khám phá các văn bản bất kỳ.
Thầy cô giáo và các em học sinh cũng cần tiếp tục phát huy các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học. Trong đó, dạy học theo dự án, phương pháp làm việc nhóm… sẽ giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực của cá nhân và khả năng cộng tác, làm việc nhóm cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm thông tin tri thức, giúp các em có cơ hội nhiều hơn thể hiện chính kiến, quan điểm, kích thích sự phát triển tư duy phản biện.
Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển năng lực, phẩm chất của người học, đáp ứng đúng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục 2018 đặt ra.
954 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ năm 2025, học sinh học hết lớp 9 sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với những yêu cầu mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị cho công tác ôn tập và tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10, các thầy cô giáo, các em học sinh cần lưu ý một số điểm mới đáng chú ý của kỳ thi.Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã ban hành Công văn số 76/SGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn công tác ôn tập các kỳ thi tuyển sinh trung học, thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Theo đó, đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn có một số điều chỉnh phù hợp với mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Phạm vi, cấu trúc đề thi
Phân tích phạm vi đề thi, từ năm 2025, đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn xác định rõ hơn các kĩ năng đọc, viết và mở rộng phạm vi văn bản. Ngoài văn bản văn học như những năm trước, đề thi được khai thác các văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học hiện đại), văn bản thông tin (văn bản thuyết minh, văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử, văn bản giải thích một hiện tượng xã hội). Đặc biệt, các ngữ liệu khai thác ở cả phần đọc hiểu và viết đều nằm ngoài sách giáo khoa.
Về cấu trúc đề thi, đề có điểm kế thừa là giữ nguyên cấu trúc 2 phần đọc hiểu và phần viết (làm văn). Ngoài những kế thừa trên, đề thi có những điểm mới như sau:
Như vậy, phần đọc hiểu trong đề thi tăng 1 điểm, phù hợp với việc tăng cường rèn luyện, định hình năng lực đọc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tạo cơ hội cho học sinh “kiếm điểm” ở những câu trả lời ngắn. Số lượng câu hỏi đọc hiểu có thể tăng 1 câu, vấn đề được hỏi xoay quanh đặc điểm hình thức, nội dung và liên hệ vấn đề với thực tế.
Về cơ bản không có điểm khác biệt lớn các loại câu hỏi trong đề thi những năm trước đây, tiếp tục khai thác ngữ liệu đọc hiểu với các yếu tố hình thức và nội dung ở các mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Tuy nhiên, đề mới sẽ tập trung bám sát theo đặc trưng thể loại/kiểu văn bản, xuất hiện thêm các câu hỏi kết nối với vấn đề được rút ra từ ngữ liệu - yêu cầu học sinh phải vận dụng, liên hệ với thực tiễn. Điều này đồng nghĩa, trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh cần nhạy bén trong việc tiếp nhận, nhận diện, đánh giá cụ thể, sâu sắc các biểu hiện của đơn vị kiến thức từ chính bài học cụ thể.
Phần viết (làm văn) có tỉ lệ điểm thấp hơn so với đề thi những năm trước 1 điểm. Điểm mới nhất của phần này là ngữ liệu cả hai phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều nằm ngoài sách giáo khoa, là kiểu văn bản và thể loại nằm trong phạm vi đọc hiểu và độ dài tương đương với các văn bản đã học; vấn đề nghị luận xã hội không nhất thiết liên quan đến ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi.
Một nét mới nữa là phần viết (làm văn) đã có sự linh hoạt giữa yêu cầu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu đề thi từ năm 2024 trở về trước cố định câu nghị luận xã hội là đoạn văn (với 2 điểm, vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần đọc hiểu), nghị luận văn học là bài văn (với 05 điểm, ngữ liệu trong sách giáo khoa) thì đề thi từ 2025 sẽ linh hoạt, có thể yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học hoặc viết bài nghị luận xã hội và đoạn nghị luận văn học; trong đó, phần đoạn văn với 2 điểm, phần bài văn với 4 điểm.
Việc viết bài văn/đoạn văn nghị luận văn học sẽ yêu cầu đa dạng hơn về kiểu bài: có thể phân tích một tác phẩm/đoạn trích văn học; phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học; phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ.
Lưu ý trong dạy học, ôn tập
Từ phân tích trên, các thầy cô giáo và các em học sinh cần lưu ý một số nội dung trong dạy học, ôn tập môn Ngữ văn.
Trước hết, việc dạy học, ôn tập cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Học sinh được hình thành, rèn luyện, phát triển khả năng đọc, viết, nói nghe, thể hiện được quan điểm, chính kiến, vốn hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, các đặc điểm của nội dung, hình thức các thể loại văn bản, nhất là các văn bản ứng dụng đời sống cao (thông tin, nghị luận…).
Cùng với đó, căn cứ vào hướng dẫn của chương trình và phạm vi, cấu trúc đề thi, thầy cô giáo, học sinh cần nắm rõ ngữ liệu ra trong đề thi ở các phần đều không nằm trong sách giáo khoa. Do đó, giáo viên xác định rõ yêu cầu cần đạt của chương trình, yêu cầu cần đạt của mỗi bài học đối với học sinh, đặc biệt dành nhiều thời gian để học sinh hình thành các kiến thức về thể loại, về đặc điểm và cách thức phản ánh đời sống của thể loại văn bản, tránh đặt nặng vấn đề nội dung cụ thể của văn bản đó; rèn học sinh cách phân tích, đánh giá, so sánh, bàn luận về một văn bản văn học theo các thể loại có quy định trong chương trình mỗi lớp. Tránh việc ôn luyện theo kiểu cũ, làm bài mẫu có sẵn ở một số tác phẩm quen thuộc đã học.
Trong quá trình tổ chức giờ dạy và ôn tập, thầy cô giáo cần tăng cường các loại văn bản ngoài sách giáo khoa để học sinh có cơ hội làm quen, luyện tập, vận dụng tư duy sâu sắc về vấn đề. Việc chọn các ngữ liệu đọc hiểu và viết mới cần tương đương với các văn bản đã học về thể loại, kiểu văn bản; về độ phức tạp, độ khó về nội dung, độ dài vừa phải... Các thầy cô cũng cần chú trọng dạy các em nhuần nhuyễn các kĩ năng làm bài đọc hiểu, kĩ năng viết văn nghị luận. Đặc biệt, hướng dẫn học sinh biết liên hệ, vận dụng vào đời sống để giải quyết chính những vấn đề mà đời sống đặt ra. Ban đầu, có thể chấp nhận một thực tế ban đầu sẽ có những học sinh gặp khó khăn, lúng túng, chất lượng có thể chưa cao, viết bài văn còn vụng về, sai sót... nhưng bảo đảm đó là những suy nghĩ, tình cảm và lời văn của chính các em nhằm giáo dục sự trung thực của học sinh. Đây là mục tiêu quan trọng mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới.
Theo cấu trúc đề thi, từ năm 2025, các đề thi sẽ có sự linh hoạt trong yêu cầu viết dạng đoạn văn hoặc bài văn cho cả hai kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, giáo viên chú trọng rèn luyện cả kĩ năng viết đoạn văn/bài văn nghị luận xã hội và đoạn văn/bài văn nghị luận văn học. Có như vậy các em mới chủ động, tự tin thực hiện được yêu cầu của đề thi.
Với yêu cầu viết nghị luận phân tích, đánh giá một văn bản văn học cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt văn bản, đánh giá khái quát nội dung, hình thức nghệ thuật của văn bản; biết cách xác định đề tài, chủ đề; xác định và chỉ ra các đặc điểm thể loại, những hình thuật nghệ thuật đặc sắc của văn bản và tác dụng của các yếu tố hình thức ấy trong việc làm nổi bật nội dung chủ đề; xác định được hình tượng nghệ thuật, thông điệp nội dung mà văn bản nêu lên, ý nghĩa của hình tượng và thông điệp đó; biết cách phát biểu được những suy nghĩ, ấn tượng về văn bản được phân tích đối với cá nhân học sinh - khuyến khích những cảm nhận và suy nghĩ riêng, độc đáo của người viết.
Bên cạnh việc dạy cho học sinh cách phân tích văn bản như trên, các thầy cô giáo cần yêu cầu học sinh rèn luyện cách nhận biết dạng đề thi; tìm ý, lập dàn ý; cách diễn đạt, trình bày bảo đảm đúng chính tả, ngữ pháp và đầy đủ các phần của bố cục bài văn, đoạn văn; biết đọc lại và chỉnh sửa bài viết.
Về phía học sinh, đối với mỗi tiết học, các em cần soạn bài, chuẩn bị bài học trước khi học trên lớp để quá trình học không bị lúng túng, cản trở bởi các đơn vị kiến thức mới. Các em cũng cần chủ động đọc bổ sung các văn bản ngoài sách giáo khoa, quan tâm đến các vấn đề xã hội, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy phản biện để viết bài nghị luận sắc sảo, thuyết phục, hấp dẫn.
Sau mỗi bài học, học sinh cần nắm đầy đủ, bản chất thể loại và đặc điểm, cách thức triển khai, phản ánh đời sống của thể loại văn bản đó để khi gặp bất cứ ngữ liệu nào trong đề thi nói riêng và trong đời sống nói chung cũng không lúng túng trong việc giải mã yêu cầu của đề, cũng như khám phá các văn bản bất kỳ.
Thầy cô giáo và các em học sinh cũng cần tiếp tục phát huy các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học. Trong đó, dạy học theo dự án, phương pháp làm việc nhóm… sẽ giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực của cá nhân và khả năng cộng tác, làm việc nhóm cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm thông tin tri thức, giúp các em có cơ hội nhiều hơn thể hiện chính kiến, quan điểm, kích thích sự phát triển tư duy phản biện.
Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng cho sự phát triển năng lực, phẩm chất của người học, đáp ứng đúng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục 2018 đặt ra.