Rằm tháng Bảy âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan - Lễ báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Vào đêm rằm tháng Bảy, khi trăng đã lên cao, hàng ngàn bát hoa đăng lung linh được các phật tử chùa Ngọc Am, một ngôi chùa đẹp và có quy mô vào bậc nhất tỉnh Yên Bái cùng thả xuống dòng sông Hồng biểu trưng cho những tấm lòng nhân hậu của người dân nơi đây.
Lễ Vu Lan năm 2019 tại chùa Ngọc Am
1. Nguồn gốc Lễ hội
Lễ Vu Lan có lịch sử lâu đời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và theo đó, đạo hiếu như một chất keo gắn chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ và cao hơn nữa là cộng đồng, quê hương, đất nước và đã thấm sâu vào cuộc sống của người Việt Nam.
Xuất phát từ điển tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề. Sinh thời, mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
Bồ Tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được. Ông được đức Phật chỉ cách phải cúng chư tăng vào dịp Rằm tháng Bảy và nhờ phước lực của đông đảo mười phương chư tăng chúng mới cứu được mẹ mình thoát khỏi đau khổ, hành hạ ở địa ngục.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Vu lan báo hiếu là sinh hoạt tín ngưỡng của đạo Phật, nhằm bày tỏ lòng tôn kính tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân đã khuất, bày tỏ sự tôn kính với các bậc tổ sư - các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước và cả những người tử nạn trong chiến tranh. Đặc biệt là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành dưỡng dục.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch, lễ Vu Lan được tổ chức.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Chùa Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Cứ vào dịp tháng bảy hằng năm, tín đồ Phật giáo tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
Tưởng nhớ tổ tiên, từ ngày 12 - 15 tháng Bảy, các tín đồ phật tử từ khắp nơi đã về chùa Am tĩnh tâm 4 ngày để nguyện cầu siêu thoát cho thất tổ cửu huyền. “Thất tổ cửu huyền tốc đăng thượng phẩm”, nghĩa là cầu nguyện cho chín kiếp bảy đời mau chóng về được nơi nước Phật.
Lễ Vu Lan diễn ra với nhiều nghi lễ như: Khóa lễ khai đàn; tụng kinh Mục Liên sám pháp, kinh Dược sư, kinh A di đà, kinh Phổ môn; lễ tiếp triệu vong linh; lễ phóng sinh, nghi thức bông hồng cài áo; lễ dâng y; lễ dâng hương chúng nguyện hoa đăng và thả hoa đăng trên sông Hồng.
Nhà sư Thích Minh Huy, trụ trì chùa Ngọc Am cho biết: hàng năm vào dịp lễ này, khoảng trên ba ngàn phật tử ở các nơi trong và ngoài tỉnh đến cầu nguyện cho thập nhị loại cô hồn. Tại tư gia, ngoài lễ cúng thổ công, cúng gia tiên cũng có cúng cháo. Đồ cúng toàn đồ chay được bày trước cửa nhà. Đồ cúng chủ yếu là cháo hoa, cơm được nắm thành từng nắm nhỏ. Ngoài ra còn có hoa, quả, bánh, bỏng, kẹo, ngô khoai luộc, trầu cau, có khi cả xôi chè.
Mọi người tin rằng, những người đã mất đều xuống ở cõi âm. Nhiều người lúc còn sống đã phạm những tội lỗi lớn bị đày xuống “âm ty” để chịu hình phạt của Diêm Vương. Rằm tháng Bảy là dịp để mọi người cầu xin cho những vong linh ấy được xá tội, vì thế dân gian có câu: “Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.
Nhiều người cũng tin rằng, các cô hồn ấy được xá tội sẽ thoát khỏi ngục tù nhưng không biết đi đâu về đâu, cứ lang thang vô định khắp nơi và vào chùa hưởng lộc của ngày lễ này. Ở đây, cháo được múc ra các bồ đài làm bằng lá mít cắm ở hai bên đường đi vào nơi cúng.
Ngoài ra còn có một nồi cháo rất to. Đồ vàng mã, trái cây, bánh đa, bỏng rang, ngô khoai luộc và đồ lễ cũng nhiều hơn ở nhà. Khi làm lễ xong, những gia đình gần chùa mang âu, liễn đến xin cháo về ăn lấy may; bọn trẻ xô nhau vào cướp hoa quả, ngô khoai, bánh, bỏng và gọi là tục cướp cháo. Còn các đồ vàng mã được đem hóa cho những vong hồn vô thừa nhận. Để tỏ lòng xót thương, bố thí cho họ cái ăn cái uống, các nhà và các nơi tổ chức cúng rằm đều bày cơm, cháo khắp trong nhà, ngoài ngõ để họ tới lấy.
Các tăng ni phật tử vào tiết lễ này cũng báo hiếu tứ ân và báo ân Tam - Bảo, tức là ân Phật, ân Pháp và ân Tăng. Báo ân Tam - Bảo một cách thiết thực là học đúng, hiểu đúng, làm đúng tinh thần những lời dạy của Đức Phật. Sau cùng các phật tử làm nghi lễ dâng hương chúng nguyện hoa đăng và thả hoa đăng trên sông Hồng.
Với nhiều nghi lễ quan trọng và ý nghĩa, đại lễ Vu Lan chùa Tùng Lâm - Ngọc Am đã thu hút đông đảo phật tử về tham gia không chỉ để báo ơn cha mẹ, tìm về cội nguồn, thấm nhuần đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” mà còn tiếp cận truyền thống nhập thế tu tâm của Phật giáo Việt Nam từ - bi - hỉ - xả, vô ngã, vị tha, nguyện tu tập theo gương hiếu hạnh của người xưa luôn sống tốt đời đẹp đạo, để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành.
Một số hình ảnh Đại lễ Vu Lan 2019 tại chùa Ngọc Am:
3742 lượt xem
Ban Biên tập
Rằm tháng Bảy âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan - Lễ báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Vào đêm rằm tháng Bảy, khi trăng đã lên cao, hàng ngàn bát hoa đăng lung linh được các phật tử chùa Ngọc Am, một ngôi chùa đẹp và có quy mô vào bậc nhất tỉnh Yên Bái cùng thả xuống dòng sông Hồng biểu trưng cho những tấm lòng nhân hậu của người dân nơi đây.1. Nguồn gốc Lễ hội
Lễ Vu Lan có lịch sử lâu đời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và theo đó, đạo hiếu như một chất keo gắn chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ và cao hơn nữa là cộng đồng, quê hương, đất nước và đã thấm sâu vào cuộc sống của người Việt Nam.
Xuất phát từ điển tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề. Sinh thời, mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên làm nhiều điều ác, xúc phạm chư tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói.
Bồ Tát Mục Kiền Liên tìm cách cứu mẹ không được. Ông được đức Phật chỉ cách phải cúng chư tăng vào dịp Rằm tháng Bảy và nhờ phước lực của đông đảo mười phương chư tăng chúng mới cứu được mẹ mình thoát khỏi đau khổ, hành hạ ở địa ngục.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Vu lan báo hiếu là sinh hoạt tín ngưỡng của đạo Phật, nhằm bày tỏ lòng tôn kính tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người thân đã khuất, bày tỏ sự tôn kính với các bậc tổ sư - các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước và cả những người tử nạn trong chiến tranh. Đặc biệt là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành dưỡng dục.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch, lễ Vu Lan được tổ chức.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Chùa Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Cứ vào dịp tháng bảy hằng năm, tín đồ Phật giáo tổ chức cúng, dâng phẩm vật lên Tam Bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.
Tưởng nhớ tổ tiên, từ ngày 12 - 15 tháng Bảy, các tín đồ phật tử từ khắp nơi đã về chùa Am tĩnh tâm 4 ngày để nguyện cầu siêu thoát cho thất tổ cửu huyền. “Thất tổ cửu huyền tốc đăng thượng phẩm”, nghĩa là cầu nguyện cho chín kiếp bảy đời mau chóng về được nơi nước Phật.
Lễ Vu Lan diễn ra với nhiều nghi lễ như: Khóa lễ khai đàn; tụng kinh Mục Liên sám pháp, kinh Dược sư, kinh A di đà, kinh Phổ môn; lễ tiếp triệu vong linh; lễ phóng sinh, nghi thức bông hồng cài áo; lễ dâng y; lễ dâng hương chúng nguyện hoa đăng và thả hoa đăng trên sông Hồng.
Nhà sư Thích Minh Huy, trụ trì chùa Ngọc Am cho biết: hàng năm vào dịp lễ này, khoảng trên ba ngàn phật tử ở các nơi trong và ngoài tỉnh đến cầu nguyện cho thập nhị loại cô hồn. Tại tư gia, ngoài lễ cúng thổ công, cúng gia tiên cũng có cúng cháo. Đồ cúng toàn đồ chay được bày trước cửa nhà. Đồ cúng chủ yếu là cháo hoa, cơm được nắm thành từng nắm nhỏ. Ngoài ra còn có hoa, quả, bánh, bỏng, kẹo, ngô khoai luộc, trầu cau, có khi cả xôi chè.
Mọi người tin rằng, những người đã mất đều xuống ở cõi âm. Nhiều người lúc còn sống đã phạm những tội lỗi lớn bị đày xuống “âm ty” để chịu hình phạt của Diêm Vương. Rằm tháng Bảy là dịp để mọi người cầu xin cho những vong linh ấy được xá tội, vì thế dân gian có câu: “Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.
Nhiều người cũng tin rằng, các cô hồn ấy được xá tội sẽ thoát khỏi ngục tù nhưng không biết đi đâu về đâu, cứ lang thang vô định khắp nơi và vào chùa hưởng lộc của ngày lễ này. Ở đây, cháo được múc ra các bồ đài làm bằng lá mít cắm ở hai bên đường đi vào nơi cúng.
Ngoài ra còn có một nồi cháo rất to. Đồ vàng mã, trái cây, bánh đa, bỏng rang, ngô khoai luộc và đồ lễ cũng nhiều hơn ở nhà. Khi làm lễ xong, những gia đình gần chùa mang âu, liễn đến xin cháo về ăn lấy may; bọn trẻ xô nhau vào cướp hoa quả, ngô khoai, bánh, bỏng và gọi là tục cướp cháo. Còn các đồ vàng mã được đem hóa cho những vong hồn vô thừa nhận. Để tỏ lòng xót thương, bố thí cho họ cái ăn cái uống, các nhà và các nơi tổ chức cúng rằm đều bày cơm, cháo khắp trong nhà, ngoài ngõ để họ tới lấy.
Các tăng ni phật tử vào tiết lễ này cũng báo hiếu tứ ân và báo ân Tam - Bảo, tức là ân Phật, ân Pháp và ân Tăng. Báo ân Tam - Bảo một cách thiết thực là học đúng, hiểu đúng, làm đúng tinh thần những lời dạy của Đức Phật. Sau cùng các phật tử làm nghi lễ dâng hương chúng nguyện hoa đăng và thả hoa đăng trên sông Hồng.
Với nhiều nghi lễ quan trọng và ý nghĩa, đại lễ Vu Lan chùa Tùng Lâm - Ngọc Am đã thu hút đông đảo phật tử về tham gia không chỉ để báo ơn cha mẹ, tìm về cội nguồn, thấm nhuần đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” mà còn tiếp cận truyền thống nhập thế tu tâm của Phật giáo Việt Nam từ - bi - hỉ - xả, vô ngã, vị tha, nguyện tu tập theo gương hiếu hạnh của người xưa luôn sống tốt đời đẹp đạo, để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành.
Một số hình ảnh Đại lễ Vu Lan 2019 tại chùa Ngọc Am:
Các bài khác
- Lễ hội quế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Hội Xòe Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò (15/08/2016)
- Lễ hội cầu mưa của người Thái Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Đông - Nét đẹp văn hóa của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
Xem thêm »