CTTĐT - Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm và công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024.
Hoạt động hậu kiểm phải đảm bảo phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật
Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm được phân công quản lý tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm và kiểm soát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ngành Y tế tập trung vào nhóm sản phẩm: Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nước uống đóng chai và chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, hậu kiểm; Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố: Hậu kiểm việc chấp hành các quy định chung về bảo đảm an toàn thực phẩm, các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.
Ngành Nông nghiệp tập trung vào các nhóm sản phẩm: thịt và các sản phẩm từ thịt; thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả đặc biệt các loại rau, quả trái vụ, có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài.
Ngành Công thương tập trung hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, sữa sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý ngành.
Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh nêu rõ hoạt động hậu kiểm phải đảm bảo phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tiến hành hậu kiểm không gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra. Các hoạt động hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt chất lượng phải ngăn chặn kịp thời sản phẩm lưu hành; tạm dừng lưu thông, thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.
605 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm và công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024.Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm được phân công quản lý tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Công tác hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm và kiểm soát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Ngành Y tế tập trung vào nhóm sản phẩm: Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nước uống đóng chai và chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, hậu kiểm; Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố: Hậu kiểm việc chấp hành các quy định chung về bảo đảm an toàn thực phẩm, các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.
Ngành Nông nghiệp tập trung vào các nhóm sản phẩm: thịt và các sản phẩm từ thịt; thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả đặc biệt các loại rau, quả trái vụ, có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài.
Ngành Công thương tập trung hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, sữa sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo và các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý ngành.
Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh nêu rõ hoạt động hậu kiểm phải đảm bảo phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tiến hành hậu kiểm không gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra. Các hoạt động hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt chất lượng phải ngăn chặn kịp thời sản phẩm lưu hành; tạm dừng lưu thông, thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định.