CTTĐT - Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Bình đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, phát huy được nội lực trong nhân dân, từng bước làm thay đổi diện mạo các vùng quê phấn đấu đưa Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Gạo Bạch Hà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2020
Năm 2021, huyện Yên Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã: Mỹ Gia, Phúc Ninh, Xuân Lai, Bảo Ái và Cảm nhân. Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm Huyện ủy, UBND huyện Yên Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các xã trong lộ trình tiến hành rà soát các tiêu chí chưa đạt để có giải pháp khắc phục; xây dựng kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện cho từng tiêu chí với phương châm “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong xã hội, tính năng động, sáng tạo, chủ động tham gia trực tiếp của người dân trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình cho biết: “Trên cơ sở nguồn lực hỗ trợ của trung ương, của tỉnh và nguồn lực tự có, huyện Yên Bình đã tập trung đầu tư hạ tầng cho các xã nằm trong lộ trình về đích nông thôn mới năm 2021. Huyện xác định đầu tư công trình nào sẽ chắc chắn và có hiệu quả ngay công trình đó, không đầu tư dàn trải. Cùng với đó, huyện sẽ triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình vườn mẫu từ đó nâng cao đời sống, thu nhập của người dân”.
Huyện Yên Bình đã tập trung huy động nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách cho xây dựng nông thôn mới và sử dụng hợp lý nguồn vốn, lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để triển khai nhiều nội dung có hiệu quả. Huyện cũng chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân phát huy vai trò chủ thể tham gia tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới tạo sức lan tỏa rộng khắp bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Cộng động doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tích cực đóng góp vào quỹ xây dựng nông thôn mới thông qua việc ủng hộ xi măng, cát sỏi, vật liệu để cùng các địa phương đầu tư các công trình như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, xóa nhà dột nát…
Năm 2021, huyện Yên Bình đề ra mục tiêu bê tông hóa 80 km đường giao thông nông thôn, xóa 126 nhà đột nát, xây dựng 19 nhà văn hóa thôn. Huyện đã chỉ đạo các xã thị trấn vận dụng hiệu quả sự đầu tư từ các chương trình dự án đồng thời phát huy nội lực trong nhân dân đồng loạt tổ chức các đợt ra quân khởi công xây dựng các công trình, dự án để tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân. Vì vậy người dân không chỉ đóng góp tiền của, công lao động mà còn tự nguyện phá dỡ các công trình kiến trúc trên đất, chặt bỏ cây cối hoa màu và hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa thôn.
Ông Nguyễn Xuân Sang, thôn Đồng Tâm xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình chia sẻ: “Nhận thấy xây dựng nông thôn mới không chỉ là việc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của người dân, chúng tôi đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi tạo thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, cải thiện đời sống người dân, giúp người dân giảm nghèo”.
Thông qua hoạt động ngày cuối tuần cùng dân, các hoạt động vệ sinh môi trường, chỉnh trang đường làng ngõ xóm như: đào hố xử lý rác thải tại hộ gia đình, trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa… Đến nay hầu hết các hộ dân ở huyện Yên Bình đều đã đào được từ 1 đến 2 hố sử lý rác thải tại gia đình. Nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng cao còn thành lập được các tổ thu gom sử lý rác thải dân nuôi, hiện đang duy trì hoạt động khá hiệu quả tại các khu dân cư. Thông qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí về môi trường để duy trì, nâng cao chất lượng xã nông thôn mới.
Không chỉ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, mà việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân cũng luôn được huyện Yên Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới. Huyện đã triển khai xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua đó đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi có mức thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Huyện cũng đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng cây ăn quả có múi 1.100ha; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà 154 ha; vùng quế 1.000 ha; phát triển thủy sản hồ Thác Bà quy mô lớn với trên 2057 lồng cá ...
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra bước tiến mới, mang tính “bước ngoặt” trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở huyện Yên Bình. Hiện tại, huyện Yên Bình đã xây dựng được 3 chuỗi giá trị, 10 sản phẩm được cấp chứng chỉ OCOP. Đây là điều kiện để huyện Yên Bình đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ông Bùi Xuân Quý, Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho nhân dân để bà con áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng xuất sản lượng và giữ vững thương hiệu gạo đặc sản Bạch Hà.”
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã có 13 xã cán đích, trong đó có xã vùng cao Xuân Long. Phong trào thi đua xây dựng NTM đã thật sự thay đổi bộ mặt nông thôn Yên Bình.
Xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, trong thời gian tới, các địa phương trong huyện tiếp tục đẩy mạnh thi đua để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025 Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra.
1232 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Bình đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, phát huy được nội lực trong nhân dân, từng bước làm thay đổi diện mạo các vùng quê phấn đấu đưa Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.Năm 2021, huyện Yên Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bao gồm các xã: Mỹ Gia, Phúc Ninh, Xuân Lai, Bảo Ái và Cảm nhân. Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm Huyện ủy, UBND huyện Yên Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các xã trong lộ trình tiến hành rà soát các tiêu chí chưa đạt để có giải pháp khắc phục; xây dựng kế hoạch cụ thể và lộ trình thực hiện cho từng tiêu chí với phương châm “Việc dễ làm trước, việc khó làm sau”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong xã hội, tính năng động, sáng tạo, chủ động tham gia trực tiếp của người dân trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình cho biết: “Trên cơ sở nguồn lực hỗ trợ của trung ương, của tỉnh và nguồn lực tự có, huyện Yên Bình đã tập trung đầu tư hạ tầng cho các xã nằm trong lộ trình về đích nông thôn mới năm 2021. Huyện xác định đầu tư công trình nào sẽ chắc chắn và có hiệu quả ngay công trình đó, không đầu tư dàn trải. Cùng với đó, huyện sẽ triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình vườn mẫu từ đó nâng cao đời sống, thu nhập của người dân”.
Huyện Yên Bình đã tập trung huy động nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách cho xây dựng nông thôn mới và sử dụng hợp lý nguồn vốn, lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để triển khai nhiều nội dung có hiệu quả. Huyện cũng chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân phát huy vai trò chủ thể tham gia tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới tạo sức lan tỏa rộng khắp bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Cộng động doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tích cực đóng góp vào quỹ xây dựng nông thôn mới thông qua việc ủng hộ xi măng, cát sỏi, vật liệu để cùng các địa phương đầu tư các công trình như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, xóa nhà dột nát…
Năm 2021, huyện Yên Bình đề ra mục tiêu bê tông hóa 80 km đường giao thông nông thôn, xóa 126 nhà đột nát, xây dựng 19 nhà văn hóa thôn. Huyện đã chỉ đạo các xã thị trấn vận dụng hiệu quả sự đầu tư từ các chương trình dự án đồng thời phát huy nội lực trong nhân dân đồng loạt tổ chức các đợt ra quân khởi công xây dựng các công trình, dự án để tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân. Vì vậy người dân không chỉ đóng góp tiền của, công lao động mà còn tự nguyện phá dỡ các công trình kiến trúc trên đất, chặt bỏ cây cối hoa màu và hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa thôn.
Ông Nguyễn Xuân Sang, thôn Đồng Tâm xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình chia sẻ: “Nhận thấy xây dựng nông thôn mới không chỉ là việc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của người dân, chúng tôi đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi tạo thuận lợi cho sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, cải thiện đời sống người dân, giúp người dân giảm nghèo”.
Thông qua hoạt động ngày cuối tuần cùng dân, các hoạt động vệ sinh môi trường, chỉnh trang đường làng ngõ xóm như: đào hố xử lý rác thải tại hộ gia đình, trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa… Đến nay hầu hết các hộ dân ở huyện Yên Bình đều đã đào được từ 1 đến 2 hố sử lý rác thải tại gia đình. Nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng cao còn thành lập được các tổ thu gom sử lý rác thải dân nuôi, hiện đang duy trì hoạt động khá hiệu quả tại các khu dân cư. Thông qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí về môi trường để duy trì, nâng cao chất lượng xã nông thôn mới.
Không chỉ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, mà việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân cũng luôn được huyện Yên Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới. Huyện đã triển khai xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua đó đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi có mức thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Huyện cũng đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng cây ăn quả có múi 1.100ha; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà 154 ha; vùng quế 1.000 ha; phát triển thủy sản hồ Thác Bà quy mô lớn với trên 2057 lồng cá ...
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra bước tiến mới, mang tính “bước ngoặt” trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở huyện Yên Bình. Hiện tại, huyện Yên Bình đã xây dựng được 3 chuỗi giá trị, 10 sản phẩm được cấp chứng chỉ OCOP. Đây là điều kiện để huyện Yên Bình đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ông Bùi Xuân Quý, Chủ tịch UBND xã Bạch Hà cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho nhân dân để bà con áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng xuất sản lượng và giữ vững thương hiệu gạo đặc sản Bạch Hà.”
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã có 13 xã cán đích, trong đó có xã vùng cao Xuân Long. Phong trào thi đua xây dựng NTM đã thật sự thay đổi bộ mặt nông thôn Yên Bình.
Xác định xây dựng nông thôn mới là chương trình có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, trong thời gian tới, các địa phương trong huyện tiếp tục đẩy mạnh thi đua để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025 Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra.