CTTĐT - Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, địa bàn rộng với tổng diện tích tự nhiên 119.788,6 ha; dân số 63.340 người, với 12.245 hộ; quản lý, bảo vệ chăm sóc 82.868 ha rừng hiện có; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 67,07%; hiệu quả từ kinh tế đồi rừng mang lại cho người dân là rất lớn (từ 300 - 400 tỷ đồng/năm); hằng năm nhân dân được hưởng lợi từ nguồn phí dịch vụ môi trường rừng hàng chục tỷ đồng/năm, đây là chính sách để nhân dân nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng và là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra vườn ươm cây Pơ mu tại BQL rừng phòng hộ.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, nhiều mô hình du lịch trên địa bàn huyện đã phát huy được hiệu quả, thu hút được du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình như: Mô hình của Công ty TNHH Thương mại Du lịch HeloMCC, Ecolodge Nậm Khắt và nhiều Homestay trên địa bàn hoạt động hiệu quả góp phần quảng bá, thúc đẩy cho du lịch Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch xanh đã được huyện quan tâm định hướng phát triển trong thời gian tới để vừa tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh từ rừng để phát triển du lịch vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái từng bước xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch và là điểm đến an toàn, thân thiện trong tương lai thì trước hết cần có những hành động thiết thực để bảo vệ, phát triển rừng coi đây là nhiệm vụ quan trọng và phải có định hướng, lộ trình để thực hiện trong những năm tới, huyện Mù Cang Chải tập trung thực hiện một số gải pháp như sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ rừng, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chú trọng thực hiện tốt các chính sách bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư để giảm thiểu tác động vào rừng và môi trường sinh thái, qua việc tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, du lịch sinh thái và người dân là chủ thể thực hiện.
Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch xanh gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hóa bản địa; kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định về xử lý nước thải, thu gom chất thải trong các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường.
Hai là: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động công vụ của lực lượng kiểm lâm để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Kịp thời rà soát cơ chế, chính sách hiện hành về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế tại cơ sở; thực hiện tốt chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân tại các xã, thị trấn trong huyện.
Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển du lịch xanh trong những năm tới. Tăng cường công tác quảng bá, mời gọi tạo điều kiện cho các công ty lữ hành tổ chức các các tour du lịch xanh, du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Trong đó, du khách giữ vai trò chủ đạo đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng cây gây rừng, thu gom rác thải, phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ môi trường…
Ba là: Làm tốt công quy hoạch và quản lý quy hoạch nhất là các dự án phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng như dự án thuỷ điện, khai thác khoáng sản…; ưu tiên phát triển các dự án du lịch xanh, du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường…; khuyến khích các dự án sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, các dự án trồng rừng, trồng cây dược liệu vừa góp phần phát triển kinh tế tạo thu nhập cho người dân vừa bảo vệ, phát triển được diện tích rừng hiện có. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng...
Tăng cường quảng bá, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm “Du lịch xanh”, khuyến khích và tăng cường tính “xanh” trong phát triển các loại hình du lịch Hometays và trong các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn huyện. Thực hiện việc liên kết - hợp tác trong xúc tiến quảng bá tiềm năng về du lịch xanh, du lịch sinh thái của huyện; khảo sát các khu vực, địa điểm có tiềm phát triển du lịch sinh thái để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư theo hướng du lịch xanh, cũng như những hoạt động du lịch khác kết hợp công tác bảo vệ môi trường. Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên (như du lịch khám phá, du lịch sinh thái trải nghiệm,…) và sản phẩm du lịch sinh thái nhân văn (du lịch sinh thái gắn với nghiên cứu văn hóa truyền thống bản địa như dệt thổ cẩm, rèn, đúc, nấu rượu…).
Bốn là: Đẩy mạnh công tác trồng rừng mới, trồng lại rừng sau thiên tai, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp phục hồi, tái sinh rừng; quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, trồng và phát triển cây dược liệu gắn với du lịch; bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn nước vừa đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững.
2739 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, địa bàn rộng với tổng diện tích tự nhiên 119.788,6 ha; dân số 63.340 người, với 12.245 hộ; quản lý, bảo vệ chăm sóc 82.868 ha rừng hiện có; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 67,07%; hiệu quả từ kinh tế đồi rừng mang lại cho người dân là rất lớn (từ 300 - 400 tỷ đồng/năm); hằng năm nhân dân được hưởng lợi từ nguồn phí dịch vụ môi trường rừng hàng chục tỷ đồng/năm, đây là chính sách để nhân dân nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng và là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.Có thể thấy, trong những năm gần đây, nhiều mô hình du lịch trên địa bàn huyện đã phát huy được hiệu quả, thu hút được du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình như: Mô hình của Công ty TNHH Thương mại Du lịch HeloMCC, Ecolodge Nậm Khắt và nhiều Homestay trên địa bàn hoạt động hiệu quả góp phần quảng bá, thúc đẩy cho du lịch Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch xanh đã được huyện quan tâm định hướng phát triển trong thời gian tới để vừa tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh từ rừng để phát triển du lịch vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái từng bước xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch và là điểm đến an toàn, thân thiện trong tương lai thì trước hết cần có những hành động thiết thực để bảo vệ, phát triển rừng coi đây là nhiệm vụ quan trọng và phải có định hướng, lộ trình để thực hiện trong những năm tới, huyện Mù Cang Chải tập trung thực hiện một số gải pháp như sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ rừng, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chú trọng thực hiện tốt các chính sách bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư để giảm thiểu tác động vào rừng và môi trường sinh thái, qua việc tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, du lịch sinh thái và người dân là chủ thể thực hiện.
Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch xanh gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hóa bản địa; kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định về xử lý nước thải, thu gom chất thải trong các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường.
Hai là: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động công vụ của lực lượng kiểm lâm để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Kịp thời rà soát cơ chế, chính sách hiện hành về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế tại cơ sở; thực hiện tốt chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân tại các xã, thị trấn trong huyện.
Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển du lịch xanh trong những năm tới. Tăng cường công tác quảng bá, mời gọi tạo điều kiện cho các công ty lữ hành tổ chức các các tour du lịch xanh, du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Trong đó, du khách giữ vai trò chủ đạo đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng cây gây rừng, thu gom rác thải, phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ môi trường…
Ba là: Làm tốt công quy hoạch và quản lý quy hoạch nhất là các dự án phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng như dự án thuỷ điện, khai thác khoáng sản…; ưu tiên phát triển các dự án du lịch xanh, du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường…; khuyến khích các dự án sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, các dự án trồng rừng, trồng cây dược liệu vừa góp phần phát triển kinh tế tạo thu nhập cho người dân vừa bảo vệ, phát triển được diện tích rừng hiện có. Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng...
Tăng cường quảng bá, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm “Du lịch xanh”, khuyến khích và tăng cường tính “xanh” trong phát triển các loại hình du lịch Hometays và trong các dịch vụ du lịch khác trên địa bàn huyện. Thực hiện việc liên kết - hợp tác trong xúc tiến quảng bá tiềm năng về du lịch xanh, du lịch sinh thái của huyện; khảo sát các khu vực, địa điểm có tiềm phát triển du lịch sinh thái để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư theo hướng du lịch xanh, cũng như những hoạt động du lịch khác kết hợp công tác bảo vệ môi trường. Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên (như du lịch khám phá, du lịch sinh thái trải nghiệm,…) và sản phẩm du lịch sinh thái nhân văn (du lịch sinh thái gắn với nghiên cứu văn hóa truyền thống bản địa như dệt thổ cẩm, rèn, đúc, nấu rượu…).
Bốn là: Đẩy mạnh công tác trồng rừng mới, trồng lại rừng sau thiên tai, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp phục hồi, tái sinh rừng; quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, trồng và phát triển cây dược liệu gắn với du lịch; bảo vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn nước vừa đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững.