CTTĐT - Để tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật, từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị liên quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo đúng quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm…
Người dân chủ động phòng chống bệnh Dại.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì, phối hợp với sở, ngành, các địa phương tăng cường theo dõi sát tình hình bệnh dại trên động vật; tổ chức chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo nội dung tại Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 21/10/2022 về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2030.
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại; chỉ đạo việc triển khai thống kê, quản lý đàn chó, mèo; tiêm phòng bệnh dại bảo đảm tối thiểu 80% tổng đàn chó, mèo. Tổ chức giám sát, cảnh báo, chia sẻ thông tin, điều tra, xử lý ổ dịch bệnh dại, đánh giá nguy cơ và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người hướng dẫn các biện pháp an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh dại theo quy định; thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, mèo và tỉnh hình tiêm vắc xin phòng bệnh dại động vật tại tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xã; cấp nhật tình hình bệnh dại lên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật (VAHIS).
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại ở người. Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi Dại cắn. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tổ chức kiểm tra, giám sát, chia sẻ thông tin, điều tra, xử lý ổ dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở người theo quy định. Đảm bảo cung ứng đầy đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao. Không để thiếu vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại tiêm cho người nghèo theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Tổ chức tốt việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại cho nhân dân tại các điểm tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng Dại trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh Dại cũng như các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tăng cường tuyên truyền, vận động đảm bảo 100% các trường hợp bị động vật cắn đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời, không chữa bệnh Dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vắc xin phòng Dại về các kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn.
Các sở, ngành, địa phương tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện truyền thông về phòng, chống bệnh dại; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong nuôi, quản lý chó, mèo và vật nuôi khác có nguy cơ gây bệnh, tiêm vaccine và phòng, chống bệnh dại; chủ động nắm tình hình, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm trường hợp chủ nuôi chó không thực hiện quy định về nuôi, quản lý chó dẫn tới gây hậu quả nghiêm trọng; chủ động phối hợp tổ chức triển khai phòng, chống dịch bệnh dại đạt hiệu quả…
1929 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật, từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị liên quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo đúng quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm…UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì, phối hợp với sở, ngành, các địa phương tăng cường theo dõi sát tình hình bệnh dại trên động vật; tổ chức chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo nội dung tại Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 21/10/2022 về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2030.
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại; chỉ đạo việc triển khai thống kê, quản lý đàn chó, mèo; tiêm phòng bệnh dại bảo đảm tối thiểu 80% tổng đàn chó, mèo. Tổ chức giám sát, cảnh báo, chia sẻ thông tin, điều tra, xử lý ổ dịch bệnh dại, đánh giá nguy cơ và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người hướng dẫn các biện pháp an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh dại theo quy định; thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, mèo và tỉnh hình tiêm vắc xin phòng bệnh dại động vật tại tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xã; cấp nhật tình hình bệnh dại lên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật (VAHIS).
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại ở người. Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi Dại cắn. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tổ chức kiểm tra, giám sát, chia sẻ thông tin, điều tra, xử lý ổ dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở người theo quy định. Đảm bảo cung ứng đầy đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao. Không để thiếu vắc xin phòng Dại, huyết thanh kháng Dại tiêm cho người nghèo theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Tổ chức tốt việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh Dại cho nhân dân tại các điểm tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng Dại trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh Dại cũng như các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tăng cường tuyên truyền, vận động đảm bảo 100% các trường hợp bị động vật cắn đến các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời, không chữa bệnh Dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vắc xin phòng Dại về các kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn.
Các sở, ngành, địa phương tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện truyền thông về phòng, chống bệnh dại; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong nuôi, quản lý chó, mèo và vật nuôi khác có nguy cơ gây bệnh, tiêm vaccine và phòng, chống bệnh dại; chủ động nắm tình hình, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm trường hợp chủ nuôi chó không thực hiện quy định về nuôi, quản lý chó dẫn tới gây hậu quả nghiêm trọng; chủ động phối hợp tổ chức triển khai phòng, chống dịch bệnh dại đạt hiệu quả…