CTTĐT - Để nâng cao Chỉ số xếp hạng theo Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (DVC), cũng như hoàn thành các chỉ tiêu trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm 2024, tại Công văn số 988/UBND-HCC, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với 20 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình theo Văn bản số 1108/UBND-HCC ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh. Thực hiện rà soát, lập danh mục các DVCTT toàn trình có phát sinh nhiều hồ sơ để thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy, đảm bảo tỷ lệ cung cấp DVCTT toàn trình trên tổng số TTHC có đủ điêu kiện đạt tối thiểu 80% và gửi về Văn phòng UBND tỉnh (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) trước ngày 15/4/2024. Nghiên cứu phấn đấu thực hiện tối thiểu 01 ngày/tuần tuyên truyền, hướng dần người dân, doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với tất cả DVCTT (bao gồm: toàn trình, một phần).
Thường xuyên theo dõi, cập nhật dữ liệu, khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin, nhất là đối với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”. Quán triệt cán bộ, công chức tại Bộ phận Một cửa thực hiện kiểm tra, khai thác dữ liệu điện tử, không được yêu cầu tổ chức, cá nhân khai lại thông tin hoặc nộp hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khi thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý của tổ chức, cá nhân đã được kết nối, chia sẻ với Cổng Dịch vụ công của tỉnh đảm bảo tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt tối thiểu 50% (đặc biệt khai thác CSDLQG về dân cư).
Tiếp tục rà soát hoàn thiện tích hợp, cung cấp DVCTT trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Xem xét cắt giảm thời gian giải quyết, trình UBND tỉnh sửa đổi Quyết định công bố quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/04/2024.
Tiếp tục chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đảm bảo tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt tối thiểu 55% và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC đạt tối thiểu 60%.
Tập trung đẩy mạnh việc số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, trong đó đặc biệt 100% kết quả giải quyết TTHC là bản điện tử (ký số và đóng dấu điện tử hoặc sao y điện tử), trừ một số trường hợp kết quả giải quyết TTHC không thực hiện cấp bản điện tử như: băng, đĩa hình (Có tài liệu hướng dẫn cấu hình Chữ ký số của Ban cơ yếu Chính phủ gửi kèm).
Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, giấy tờ, kết quả bản giấy khi đã được cung cấp bản điện tử đúng quy định. Đặc biệt phải khai thác, sử dụng kết quả Chứng thực bản sao điện tư từ bản chính trong quản lý, xử lý hồ sơ công việc (hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; hồ sơ thi đua, khen thưởng; hồ sơ công tác đảng...).
Sở Tư pháp chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai 100% phòng Tư pháp huyện và UBND cấp xã thực hiện thủ tục Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (Chứng thực điện tử).
Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) thường xuyên kiểm tra, giám sát việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC của các cơ quan, đơn vị trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, đối với các trường hợp thực hiện chưa đúng theo quy định, nhất là các trường hợp tái phạm nhiều lần thì gửi văn bản cho cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đó để xem xét xử lý, đồng thời báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như: VNPT, Viettel, Mobiphone...có các chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân, doanh nghiệp khi thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến
Phối hợp với VNPT Yên Bái thường xuyên nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh đảm bảo đáp ứng chức năng, tính năng kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, đặc biệt chú trọng đến hiệu năng, tính năng trải nghiệm người dùng, cải thiện chất lượng DVCTT và đẩy mạnh nộp hồ sơ trực tuyến trên ứng dụng Cổng Dịch vụ công tỉnh trên nền tảng thiết bị thông minh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn, bản, tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người về ứng dụng Cổng Dịch vụ công tỉnh trên thiết bị thông minh để người dân biết, sử dụng. Đồng thời, tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện DVCTT toàn trình, DVCTT một phần và lợi ích của việc nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái. Đồng thời phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT, viễn thông trên địa bàn tỉnh nghiên cứu giải pháp hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích của Chữ ký số công cộng, Thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng DVCTT tại Bộ phận PVHCC cấp huyện, cấp xã và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
1301 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để nâng cao Chỉ số xếp hạng theo Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (DVC), cũng như hoàn thành các chỉ tiêu trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong năm 2024, tại Công văn số 988/UBND-HCC, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ sau: Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với 20 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình theo Văn bản số 1108/UBND-HCC ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh. Thực hiện rà soát, lập danh mục các DVCTT toàn trình có phát sinh nhiều hồ sơ để thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy, đảm bảo tỷ lệ cung cấp DVCTT toàn trình trên tổng số TTHC có đủ điêu kiện đạt tối thiểu 80% và gửi về Văn phòng UBND tỉnh (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) trước ngày 15/4/2024. Nghiên cứu phấn đấu thực hiện tối thiểu 01 ngày/tuần tuyên truyền, hướng dần người dân, doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với tất cả DVCTT (bao gồm: toàn trình, một phần).
Thường xuyên theo dõi, cập nhật dữ liệu, khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin, nhất là đối với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đảm bảo dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”. Quán triệt cán bộ, công chức tại Bộ phận Một cửa thực hiện kiểm tra, khai thác dữ liệu điện tử, không được yêu cầu tổ chức, cá nhân khai lại thông tin hoặc nộp hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khi thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý của tổ chức, cá nhân đã được kết nối, chia sẻ với Cổng Dịch vụ công của tỉnh đảm bảo tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt tối thiểu 50% (đặc biệt khai thác CSDLQG về dân cư).
Tiếp tục rà soát hoàn thiện tích hợp, cung cấp DVCTT trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Xem xét cắt giảm thời gian giải quyết, trình UBND tỉnh sửa đổi Quyết định công bố quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/04/2024.
Tiếp tục chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đảm bảo tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt tối thiểu 55% và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC đạt tối thiểu 60%.
Tập trung đẩy mạnh việc số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, trong đó đặc biệt 100% kết quả giải quyết TTHC là bản điện tử (ký số và đóng dấu điện tử hoặc sao y điện tử), trừ một số trường hợp kết quả giải quyết TTHC không thực hiện cấp bản điện tử như: băng, đĩa hình (Có tài liệu hướng dẫn cấu hình Chữ ký số của Ban cơ yếu Chính phủ gửi kèm).
Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, giấy tờ, kết quả bản giấy khi đã được cung cấp bản điện tử đúng quy định. Đặc biệt phải khai thác, sử dụng kết quả Chứng thực bản sao điện tư từ bản chính trong quản lý, xử lý hồ sơ công việc (hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; hồ sơ thi đua, khen thưởng; hồ sơ công tác đảng...).
Sở Tư pháp chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai 100% phòng Tư pháp huyện và UBND cấp xã thực hiện thủ tục Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (Chứng thực điện tử).
Văn phòng UBND tỉnh (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh) thường xuyên kiểm tra, giám sát việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC của các cơ quan, đơn vị trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, đối với các trường hợp thực hiện chưa đúng theo quy định, nhất là các trường hợp tái phạm nhiều lần thì gửi văn bản cho cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đó để xem xét xử lý, đồng thời báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như: VNPT, Viettel, Mobiphone...có các chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân, doanh nghiệp khi thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến
Phối hợp với VNPT Yên Bái thường xuyên nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh đảm bảo đáp ứng chức năng, tính năng kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, đặc biệt chú trọng đến hiệu năng, tính năng trải nghiệm người dùng, cải thiện chất lượng DVCTT và đẩy mạnh nộp hồ sơ trực tuyến trên ứng dụng Cổng Dịch vụ công tỉnh trên nền tảng thiết bị thông minh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn, bản, tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người về ứng dụng Cổng Dịch vụ công tỉnh trên thiết bị thông minh để người dân biết, sử dụng. Đồng thời, tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện DVCTT toàn trình, DVCTT một phần và lợi ích của việc nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái. Đồng thời phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT, viễn thông trên địa bàn tỉnh nghiên cứu giải pháp hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích của Chữ ký số công cộng, Thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng DVCTT tại Bộ phận PVHCC cấp huyện, cấp xã và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.