CTTĐT - Nhờ sức trẻ, dám nghĩ dám làm đến nay đoàn viên Lý Thị Kết, sinh năm 1994 (dân tộc Dao), thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đưa giống vật nuôi mới vào phát triển kinh tế gia đình. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện mô hình nuôi lợn rừng Thái Lan, gia đình đã có nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi lợn rừng của đoàn viên Lý Thị Kết
Năm 2018 qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhận thấy nhiều hộ gia đình tại huyện Thường Tín, Hà Nội nuôi lợn rừng Thái Lan hiệu quả, Lý Thị Kết quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và đầu tư mô hình nuôi lợn rừng Thái Lan tại Văn Yên. Nói là làm, Kết thuyết phục gia đình cùng chồng lặn lội về Thường Tín, Hà Nội học hỏi kinh nghiệm cũng như tham quan mô hình nuôi lợn rừng Thái Lan đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật qua mạng internet. Ban đầu về diện tích chăn thả Kết đã thuyết phục hàng xóm cho thuê đất với diện tích 2000m2. Đồng thời vận động gia đình chuyển đổi 3 sào ruộng trồng lúa nước sang trồng cỏ voi để làm thức ăn cho lợn. Đối với nguồn vốn đầu tư ban đầu đoàn viên Lý Thị Kết đã vay vốn ngân hàng được 100 triệu đồng cùng với việc vay mượn người thân, gia đình được thêm 200 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 6 con giống để nuôi. Bên cạnh đó, gia đình còn triển khai xây dựng hệ thống chuồng trại và ngăn một số chuồng nhỏ với diện tích 25 - 30 m2/chuồng cho lợn nái giống và lợn con. Diện tích còn lại vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên với diện tích 2000m2 để lợn vận động và có nhà lán để tránh mưa. Gia đình còn trồng thêm cỏ voi, ngô, chuối trên diện tích 1.000m2 đất đồi để tận dụng nguồn thức ăn chăn nuôi cho đàn lợn rừng. Đoàn viên Lý Thị Kết cho biết: Đầu năm 2018, tôi có về khu Thạch Thất- Hà Nội và bên Hòa Bình để xem quy mô người ta chăn nuôi như thế nào. Tôi thấy người ta chăn nuôi cũng được, thu nhập ổn định, thì tôi mới về mở trang trại để chăn nuôi lợn rừng.
Sau hơn 3 năm triển khai mô hình, từ 06 con lợn giống ban đầu, hiện nay gia đình đã có đàn lợn 140 con trong đó 25 lợn cái sinh sản, 02 con lợn đực trưởng thành và trên 100 con lợn thương phẩm. Trung bình mỗi năm lợn rừng đẻ từ 1- 2 lứa, mỗi lứa từ 7- 12 con, lợn mẹ tự sinh sản và chăm sóc con. Sau 14-15 tháng là có thể xuất chuồng bán ổn định. Trung bình mỗi năm cho thu lãi gần 200 triệu đồng/năm. Bà Đào Thị Nụ- Trưởng thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên cho biết: Mô hình chăn nuôi lợn rừng của thôn Cầu Khai phát triển rất tốt, 3 năm nay đều duy trì và có hiệu quả, phát triển kinh tế, thu nhập hộ gia đình rất tốt. Với mô hình này, tôi cũng rất mong muốn các hộ gia đình học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ngày càng phát triển hơn.
Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế, Lý Thị Kết còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, là đoàn viên thanh niên nhiệt tình trong mọi công việc, gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, tích cực vận động bà con tham gia xây dựng nông thôn mới. Và luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân tại địa phương có nhu cầu phát triển kinh tế gia đình. Nhờ sự năng động dám nghĩ, dám làm, mô hình chăn nuôi lợn rừng của gia đình đoàn viên thanh niên Lý Thị Kết được nhiều người biết đến. Nhiều bạn trẻ và bà con nhân dân ở các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm đều được Kết hướng dẫn tận tình. Ông Lê Huy - Bí thư Đảng ủy xã Mậu Đông, huyện Văn Yên cho biết: Có thể nói mô hình này là mô hình điển hình nhân rộng ra trong xã, để giúp cho bà con nông dân có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Đồng thời cũng là mô hình sản xuất theo chuỗi đặc sản của tỉnh Yên Bái như lợn rừng, gà đen.
Với những nỗ lực, phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng, Lý Thị Kết xứng đáng là tấm gương sáng cho các đoàn viên thanh niên trong xã Mậu Đông học tập, làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp của đoàn viên, thanh niên tại địa phương.
1625 lượt xem
CTV: Khánh Chi - Lan Hanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ sức trẻ, dám nghĩ dám làm đến nay đoàn viên Lý Thị Kết, sinh năm 1994 (dân tộc Dao), thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đưa giống vật nuôi mới vào phát triển kinh tế gia đình. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện mô hình nuôi lợn rừng Thái Lan, gia đình đã có nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.Năm 2018 qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhận thấy nhiều hộ gia đình tại huyện Thường Tín, Hà Nội nuôi lợn rừng Thái Lan hiệu quả, Lý Thị Kết quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và đầu tư mô hình nuôi lợn rừng Thái Lan tại Văn Yên. Nói là làm, Kết thuyết phục gia đình cùng chồng lặn lội về Thường Tín, Hà Nội học hỏi kinh nghiệm cũng như tham quan mô hình nuôi lợn rừng Thái Lan đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật qua mạng internet. Ban đầu về diện tích chăn thả Kết đã thuyết phục hàng xóm cho thuê đất với diện tích 2000m2. Đồng thời vận động gia đình chuyển đổi 3 sào ruộng trồng lúa nước sang trồng cỏ voi để làm thức ăn cho lợn. Đối với nguồn vốn đầu tư ban đầu đoàn viên Lý Thị Kết đã vay vốn ngân hàng được 100 triệu đồng cùng với việc vay mượn người thân, gia đình được thêm 200 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 6 con giống để nuôi. Bên cạnh đó, gia đình còn triển khai xây dựng hệ thống chuồng trại và ngăn một số chuồng nhỏ với diện tích 25 - 30 m2/chuồng cho lợn nái giống và lợn con. Diện tích còn lại vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên với diện tích 2000m2 để lợn vận động và có nhà lán để tránh mưa. Gia đình còn trồng thêm cỏ voi, ngô, chuối trên diện tích 1.000m2 đất đồi để tận dụng nguồn thức ăn chăn nuôi cho đàn lợn rừng. Đoàn viên Lý Thị Kết cho biết: Đầu năm 2018, tôi có về khu Thạch Thất- Hà Nội và bên Hòa Bình để xem quy mô người ta chăn nuôi như thế nào. Tôi thấy người ta chăn nuôi cũng được, thu nhập ổn định, thì tôi mới về mở trang trại để chăn nuôi lợn rừng.
Sau hơn 3 năm triển khai mô hình, từ 06 con lợn giống ban đầu, hiện nay gia đình đã có đàn lợn 140 con trong đó 25 lợn cái sinh sản, 02 con lợn đực trưởng thành và trên 100 con lợn thương phẩm. Trung bình mỗi năm lợn rừng đẻ từ 1- 2 lứa, mỗi lứa từ 7- 12 con, lợn mẹ tự sinh sản và chăm sóc con. Sau 14-15 tháng là có thể xuất chuồng bán ổn định. Trung bình mỗi năm cho thu lãi gần 200 triệu đồng/năm. Bà Đào Thị Nụ- Trưởng thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên cho biết: Mô hình chăn nuôi lợn rừng của thôn Cầu Khai phát triển rất tốt, 3 năm nay đều duy trì và có hiệu quả, phát triển kinh tế, thu nhập hộ gia đình rất tốt. Với mô hình này, tôi cũng rất mong muốn các hộ gia đình học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ngày càng phát triển hơn.
Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế, Lý Thị Kết còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, là đoàn viên thanh niên nhiệt tình trong mọi công việc, gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, tích cực vận động bà con tham gia xây dựng nông thôn mới. Và luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các bạn đoàn viên, thanh niên và người dân tại địa phương có nhu cầu phát triển kinh tế gia đình. Nhờ sự năng động dám nghĩ, dám làm, mô hình chăn nuôi lợn rừng của gia đình đoàn viên thanh niên Lý Thị Kết được nhiều người biết đến. Nhiều bạn trẻ và bà con nhân dân ở các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm đều được Kết hướng dẫn tận tình. Ông Lê Huy - Bí thư Đảng ủy xã Mậu Đông, huyện Văn Yên cho biết: Có thể nói mô hình này là mô hình điển hình nhân rộng ra trong xã, để giúp cho bà con nông dân có thể phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Đồng thời cũng là mô hình sản xuất theo chuỗi đặc sản của tỉnh Yên Bái như lợn rừng, gà đen.
Với những nỗ lực, phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng, Lý Thị Kết xứng đáng là tấm gương sáng cho các đoàn viên thanh niên trong xã Mậu Đông học tập, làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp của đoàn viên, thanh niên tại địa phương.