CTTĐT - Bằng tình yêu thương vô bờ bến, nhiều thầy, cô giáo đã tặng học bổng, quyên góp, đỡ đầu, nuôi dưỡng học sinh như con mình, giúp các em vượt qua thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống. Họ ngày ngày thầm lặng hy sinh để bồi đắp cho những hoàn cảnh thiệt thòi trong lứa học trò mỗi lần “chở đò qua sông”.
Thầy Thanh và các giáo viên trường tiểu học và THCS số 2 xã Hồng Ca phụ đạo cho học sinh
Khi yêu thương lan tỏa
Với đặc thù là một huyện còn nhiều khó khăn, nhất là các địa phương vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc lo cái ăn, cái mặc đã khó, việc cho con đi học lại càng khó hơn, nên nhiều học sinh phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Nhận thấy đây không thực sự là lý do chính đáng để các em phải bỏ dở ước mơ hoài bão ngày mai lập nghiệp, nên đã có rất nhiều thầy cô giáo trong huyện Trấn Yên âm thầm giúp đỡ các em về mọi mặt, tạo động lực giúp đỡ, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước tới trường, có cơ hội, điều kiện hoàn thành ước mơ học tập.
Tại trường Tiểu học và THCS số 1 xã Lương Thịnh (Trấn Yên), ý tưởng nhận đỡ đầu học sinh khó khăn, khuyết tật của một số giáo viên đã nhận được sự ủng hộ cao của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà Trường. Ban đầu chỉ có một học sinh được vài thầy cô nhận đỡ đầu, nhưng sau một năm học ý tưởng này đã trở thành phong trào rộng khắp, thu hút tất cả các giáo viên, nhân viên trong trường tham gia. Đến nay sau gần 10 năm phong trào được duy trì với các hình thức phong phú hơn. Các thầy cô không chỉ giúp đỡ các em về tinh thần mà đa dạng hơn cả vật chất để các em yên tâm trong học tập, như: Mua BHYT, bảo hiểm thân thể, tặng quần áo ấm, tặng xe đạp và kêu gọi các nhà hảo tâm đến tặng quà cho các học sinh khó khăn… “Từ sự yêu thương, gần gũi của các thầy cô giáo đối với học sinh đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của các bậc phụ huynh và cộng đồng dân cư, nên tỷ lệ chuyên cần của trường luôn đạt trên 98%, không còn học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục đại trà cũng vì thế được nâng lên”. Đó là những lời khẳng định của cô giáo Phạm Thị Nhàn - Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học và THCS số 1 xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên.
Trường PTDT Nội trú THCS là một ngôi trường đặc thù, con em các dân tộc trong huyện tề tựu về đây khi mới lên 12 tuổi. Xa vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân trong gia đình, dẫn đến một số em khi được về thăm gia đình đã không quay trở lại lớp học. Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, trường duy trì tốt việc nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hiện có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận đỡ đầu 25 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Xuyết - Chủ tịch Công đoàn Trường PTDT Nội trú THCS huyện Trấn Yên chia sẻ: “Tấm lòng và công sức của các thầy, cô giáo đã góp phần hình thành và giáo dục nhân cách, đem đến cho các em niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, phát triển năng lực cá nhân, nhiều em đã trưởng thành, trở thành sinh viên các trường Đại học hoặc có nghề nghiệp ổn định”.
Cũng giống như nhiều Công đoàn cơ sở trường học khác trong huyện, hiện nay Công đoàn trường TH&THCS xã Hòa Cuông đang nhận đỡ đầu 20 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc phụ đạo thêm kiến thức cho các em ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo ở đây còn thường xuyên chăm sóc từ những lời động viên chỉ bảo, đến việc mua sắm cho các em quyển vở, cái bút, quần áo, tặng quà vào các dịp lễ tết, hay miễn các khoản đóng góp cho các em… Trường hợp của em Phạm Quang Trường học sinh lớp 7 là ví dụ điển hình cho nghĩa cử cao đẹp của tấm lòng nhân ái. Cách đây 4 năm Trường mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện đang ở với bà ngoại đã gần 80 tuổi. Cảm thông hoàn cảnh của em, từ đồng lương ít ỏi của mình, cô giáo Nguyễn Thị Hoa khi ấy là giáo viên chủ nhiệm của Trường không ngần ngại giúp em tiền sách, tiền vở, quần áo và nhiều buổi học miễn phí được tổ chức ngoài giờ lên lớp, đồng thời kêu gọi các giáo viên khác cùng giúp đỡ em Trường. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa nhớ lại: “Dù sống thiếu tình thương yêu của cha mẹ, nhưng Trường luôn thầy cô đùm bọc và luôn là học sinh khá, được thầy cô, bạn bè quý mến. Những việc làm nhỏ bé của chúng tôi phần nào giúp Trường vươn lên học tập và vững tin vào ngày mai”.
Được luân chuyển từ Trường Tiểu học xã Hưng Thịnh về Trường Tiểu học và THCS số 2 xã Hồng Ca vào tháng 10/2017, dù ở mái Trường nào thì thầy giáo Nguyễn Minh Thanh luôn được học sinh, phụ huynh và Đảng ủy, chính quyền địa phương yêu mến. Không chỉ giỏi trong vận động xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, các khu vui chơi ngoài trời, thầy Thanh cũng là nhà giáo điển hình trong phong trào đỡ đầu học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thầy Thanh đã vận động và nhận được sự hưởng ứng của 100% đoàn viên công đoàn trong nhà Trường về việc đổi mới và đa dạng hình thức nhận đỡ đầu 31 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ vật chất, như: chăn ấm, quần áo ấm, đồ dùng học tập, quà tết, nhu yếu phẩm sinh hoạt … tổng giá trị hỗ trợ học sinh từ đầu năm học 2016 - 2017 đến nay lên tới 70 triệu đồng, trong đó số tiền do đoàn viên công đoàn giúp đỡ trị giá trên 20 triệu đồng.
Gieo mầm mơ ước
Không thể kể hết tấm gương những người thầy đã dạy miễn phí, tặng học bổng, quyên góp, đỡ đầu học sinh, giúp các em vượt qua thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống. Các thầy cô bằng những việc làm thầm lặng của mình đã tạo nên nét đẹp của nhà giáo, thể hiện giàu lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam. Nếu như năm học 2013 - 2014 thực hiện phong trào nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái phát động, nhiều trường học đang tìm hướng giúp đỡ cho các em học sinh có khó khăn, thì nay phong trào này đã được thực hiện có hiệu quả tại 100% Công đoàn Trường học trong huyện, với tổng số 473 học sinh (tiểu học và THCS) được nhận đỡ đầu, với giá trị giúp đỡ là 42,5 triệu đồng. Nhiều tấm gương “Người tốt”, “Việc tốt” âm thầm cống hiến trong các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chắp cánh ước mơ cho nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên, tiến bộ từng ngày, trở thành con ngoan, trò giỏi. Em Hà Thị Bích Ngân, học sinh lớp 9A Trường PTDT Nội trú THCS huyện chia sẻ: “Em rất vui mừng khi được thầy cô nhận đỡ đầu, thầy cô luôn động viên an ủi và giúp đỡ trong học tập cũng như những kinh nghiệm sống để ngày mai lập nghiệp …các thầy cô mãi là người mẹ thứ 2 của chúng em”.
Những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn này đã đem lại sự chuyển biến rõ nét cho ngành GD&ĐT của huyện Trấn Yên, như: chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; tỉ lệ học sinh bỏ học giảm; chất lượng phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được duy trì, giữ vững. Để có được những kết quả trên, toàn ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn thực hiện phương châm “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Em Phạm Quang Trường học sinh lớp 7 Trường TH&THCS xã Hòa Cuông chia sẻ: “Các thầy cô thật tốt, luôn bên cạnh giúp đỡ em để em giảm bớt khó khăn. Em sẽ cố gắng tu dưỡng đạo đức và phấn đấu học tập để không phụ lòng những người làm cha, làm mẹ thứ hai của em”.
Đồng chí Lê Thị Bích Liên - Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT huyện chia sẻ: “Phong trào nhà giáo đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt có sức lan tỏa rất lớn. Nếu tất cả chúng ta đều thực hiện tốt thì chắc chắn nền giáo dục Việt Nam ngày càng nhân văn hơn! Xã hội xích lại gần nhau hơn, tình thầy trò sẽ gắn kết và có nhiều kỷ niệm khó quên - một xã hội đầy tình yêu thương mà không hề toan tính”. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện hỗ trợ học sinh nghèo khó khăn vững bước đến trường không chỉ là việc làm của riêng ngành Giáo dục huyện Trấn Yên mà rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, có như vậy mới tạo ra được nhiều nguồn lực để giúp cho nhiều học sinh khó khăn có thêm động lực tiếp bước tới trường, góp phần nâng cao Đức – Trí – Thể - Mỹ của thế hệ tương lai của đất nước./.
1313 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bằng tình yêu thương vô bờ bến, nhiều thầy, cô giáo đã tặng học bổng, quyên góp, đỡ đầu, nuôi dưỡng học sinh như con mình, giúp các em vượt qua thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống. Họ ngày ngày thầm lặng hy sinh để bồi đắp cho những hoàn cảnh thiệt thòi trong lứa học trò mỗi lần “chở đò qua sông”.Khi yêu thương lan tỏa
Với đặc thù là một huyện còn nhiều khó khăn, nhất là các địa phương vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc lo cái ăn, cái mặc đã khó, việc cho con đi học lại càng khó hơn, nên nhiều học sinh phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Nhận thấy đây không thực sự là lý do chính đáng để các em phải bỏ dở ước mơ hoài bão ngày mai lập nghiệp, nên đã có rất nhiều thầy cô giáo trong huyện Trấn Yên âm thầm giúp đỡ các em về mọi mặt, tạo động lực giúp đỡ, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước tới trường, có cơ hội, điều kiện hoàn thành ước mơ học tập.
Tại trường Tiểu học và THCS số 1 xã Lương Thịnh (Trấn Yên), ý tưởng nhận đỡ đầu học sinh khó khăn, khuyết tật của một số giáo viên đã nhận được sự ủng hộ cao của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà Trường. Ban đầu chỉ có một học sinh được vài thầy cô nhận đỡ đầu, nhưng sau một năm học ý tưởng này đã trở thành phong trào rộng khắp, thu hút tất cả các giáo viên, nhân viên trong trường tham gia. Đến nay sau gần 10 năm phong trào được duy trì với các hình thức phong phú hơn. Các thầy cô không chỉ giúp đỡ các em về tinh thần mà đa dạng hơn cả vật chất để các em yên tâm trong học tập, như: Mua BHYT, bảo hiểm thân thể, tặng quần áo ấm, tặng xe đạp và kêu gọi các nhà hảo tâm đến tặng quà cho các học sinh khó khăn… “Từ sự yêu thương, gần gũi của các thầy cô giáo đối với học sinh đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của các bậc phụ huynh và cộng đồng dân cư, nên tỷ lệ chuyên cần của trường luôn đạt trên 98%, không còn học sinh bỏ học, chất lượng giáo dục đại trà cũng vì thế được nâng lên”. Đó là những lời khẳng định của cô giáo Phạm Thị Nhàn - Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học và THCS số 1 xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên.
Trường PTDT Nội trú THCS là một ngôi trường đặc thù, con em các dân tộc trong huyện tề tựu về đây khi mới lên 12 tuổi. Xa vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân trong gia đình, dẫn đến một số em khi được về thăm gia đình đã không quay trở lại lớp học. Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, trường duy trì tốt việc nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hiện có 24 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận đỡ đầu 25 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Xuyết - Chủ tịch Công đoàn Trường PTDT Nội trú THCS huyện Trấn Yên chia sẻ: “Tấm lòng và công sức của các thầy, cô giáo đã góp phần hình thành và giáo dục nhân cách, đem đến cho các em niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, phát triển năng lực cá nhân, nhiều em đã trưởng thành, trở thành sinh viên các trường Đại học hoặc có nghề nghiệp ổn định”.
Cũng giống như nhiều Công đoàn cơ sở trường học khác trong huyện, hiện nay Công đoàn trường TH&THCS xã Hòa Cuông đang nhận đỡ đầu 20 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc phụ đạo thêm kiến thức cho các em ngoài giờ lên lớp, các thầy cô giáo ở đây còn thường xuyên chăm sóc từ những lời động viên chỉ bảo, đến việc mua sắm cho các em quyển vở, cái bút, quần áo, tặng quà vào các dịp lễ tết, hay miễn các khoản đóng góp cho các em… Trường hợp của em Phạm Quang Trường học sinh lớp 7 là ví dụ điển hình cho nghĩa cử cao đẹp của tấm lòng nhân ái. Cách đây 4 năm Trường mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện đang ở với bà ngoại đã gần 80 tuổi. Cảm thông hoàn cảnh của em, từ đồng lương ít ỏi của mình, cô giáo Nguyễn Thị Hoa khi ấy là giáo viên chủ nhiệm của Trường không ngần ngại giúp em tiền sách, tiền vở, quần áo và nhiều buổi học miễn phí được tổ chức ngoài giờ lên lớp, đồng thời kêu gọi các giáo viên khác cùng giúp đỡ em Trường. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa nhớ lại: “Dù sống thiếu tình thương yêu của cha mẹ, nhưng Trường luôn thầy cô đùm bọc và luôn là học sinh khá, được thầy cô, bạn bè quý mến. Những việc làm nhỏ bé của chúng tôi phần nào giúp Trường vươn lên học tập và vững tin vào ngày mai”.
Được luân chuyển từ Trường Tiểu học xã Hưng Thịnh về Trường Tiểu học và THCS số 2 xã Hồng Ca vào tháng 10/2017, dù ở mái Trường nào thì thầy giáo Nguyễn Minh Thanh luôn được học sinh, phụ huynh và Đảng ủy, chính quyền địa phương yêu mến. Không chỉ giỏi trong vận động xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, các khu vui chơi ngoài trời, thầy Thanh cũng là nhà giáo điển hình trong phong trào đỡ đầu học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thầy Thanh đã vận động và nhận được sự hưởng ứng của 100% đoàn viên công đoàn trong nhà Trường về việc đổi mới và đa dạng hình thức nhận đỡ đầu 31 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ vật chất, như: chăn ấm, quần áo ấm, đồ dùng học tập, quà tết, nhu yếu phẩm sinh hoạt … tổng giá trị hỗ trợ học sinh từ đầu năm học 2016 - 2017 đến nay lên tới 70 triệu đồng, trong đó số tiền do đoàn viên công đoàn giúp đỡ trị giá trên 20 triệu đồng.
Gieo mầm mơ ước
Không thể kể hết tấm gương những người thầy đã dạy miễn phí, tặng học bổng, quyên góp, đỡ đầu học sinh, giúp các em vượt qua thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống. Các thầy cô bằng những việc làm thầm lặng của mình đã tạo nên nét đẹp của nhà giáo, thể hiện giàu lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam. Nếu như năm học 2013 - 2014 thực hiện phong trào nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái phát động, nhiều trường học đang tìm hướng giúp đỡ cho các em học sinh có khó khăn, thì nay phong trào này đã được thực hiện có hiệu quả tại 100% Công đoàn Trường học trong huyện, với tổng số 473 học sinh (tiểu học và THCS) được nhận đỡ đầu, với giá trị giúp đỡ là 42,5 triệu đồng. Nhiều tấm gương “Người tốt”, “Việc tốt” âm thầm cống hiến trong các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chắp cánh ước mơ cho nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên, tiến bộ từng ngày, trở thành con ngoan, trò giỏi. Em Hà Thị Bích Ngân, học sinh lớp 9A Trường PTDT Nội trú THCS huyện chia sẻ: “Em rất vui mừng khi được thầy cô nhận đỡ đầu, thầy cô luôn động viên an ủi và giúp đỡ trong học tập cũng như những kinh nghiệm sống để ngày mai lập nghiệp …các thầy cô mãi là người mẹ thứ 2 của chúng em”.
Những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn này đã đem lại sự chuyển biến rõ nét cho ngành GD&ĐT của huyện Trấn Yên, như: chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; tỉ lệ học sinh bỏ học giảm; chất lượng phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS được duy trì, giữ vững. Để có được những kết quả trên, toàn ngành giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn thực hiện phương châm “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Em Phạm Quang Trường học sinh lớp 7 Trường TH&THCS xã Hòa Cuông chia sẻ: “Các thầy cô thật tốt, luôn bên cạnh giúp đỡ em để em giảm bớt khó khăn. Em sẽ cố gắng tu dưỡng đạo đức và phấn đấu học tập để không phụ lòng những người làm cha, làm mẹ thứ hai của em”.
Đồng chí Lê Thị Bích Liên - Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT huyện chia sẻ: “Phong trào nhà giáo đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt có sức lan tỏa rất lớn. Nếu tất cả chúng ta đều thực hiện tốt thì chắc chắn nền giáo dục Việt Nam ngày càng nhân văn hơn! Xã hội xích lại gần nhau hơn, tình thầy trò sẽ gắn kết và có nhiều kỷ niệm khó quên - một xã hội đầy tình yêu thương mà không hề toan tính”. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện hỗ trợ học sinh nghèo khó khăn vững bước đến trường không chỉ là việc làm của riêng ngành Giáo dục huyện Trấn Yên mà rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, có như vậy mới tạo ra được nhiều nguồn lực để giúp cho nhiều học sinh khó khăn có thêm động lực tiếp bước tới trường, góp phần nâng cao Đức – Trí – Thể - Mỹ của thế hệ tương lai của đất nước./.