CTTĐT - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, những năm qua, một số địa phương trong huyện Lục Yên đã xây dựng và từng bước nhân rộng mô hình sản xuất lúa chồi tại các vùng trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa và tại các vùng chân ruộng trũng nhằm luân canh tăng vụ, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tham quan đánh giá mô hình lúa chồi tại xã Tô Mậu.
Nông dân phấn khởi “được mùa” lúa chồi
Năm nay là năm thứ 5 gia đình bà Dương Thị Uyên, thôn Trung Tâm xã Tô Mậu làm mô hình lúa chồi. Những năm đầu tiên chưa có kinh nghiệm, nên thu hoạch được ít. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trong vụ này với hơn 4 sào lúa chồi, gia đình bà Uyên thu được 17 bao lúa, tương đương với gần 5 tạ thóc, bà Uyên cho biết: “Gia đình có truyền thống sau khi thu hoạch lúa xuân thì không làm đất mà để lúa tiếp tục phát triển, hơn 1 tháng sau được thu hoạch mà năng suất khá, ít tốn công chăm sóc, đặc biệt là vẫn tiếp tục sản xuất được vụ mùa”.
Cũng như nhà bà Uyên, gia đình chị Lý Thị Lã, thôn Ngòi Thắm, xã Tô Mậu có 10 sào lúa chồi, nhờ chăm sóc tốt diện tích lúa hiện có nên ước tính chị thu hoạch được gần 2 tấn thóc, chị Lã chia sẻ: “Năm nào tôi cũng cấy giống lúa Thái Xuyên 111, vì giống này để lúa chồi rất phù hợp, ít sâu bệnh gây hại, cho năng suất khá”.
Về xã Tô Mậu những ngày này, trong khi nông dân các nơi đang tích cực chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa thì bà con nông dân nơi đây đang tập trung thu hoạch lúa chồi. Lúa chồi là cây lúa tận dụng mầm ngủ còn sống trên gốc rạ sau khi thu hoạch vụ trước gặp điều kiện thích hợp về nước, nhiệt độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng, các mầm đó phát triển thành nhánh tái sinh rồi trỗ bông, chín cho thu hoạch thêm một vụ nữa. Năng suất lúa chồi của xã Tô Mậu bình quân luôn đạt 100-120kg/sào, đặc biệt có hộ đạt 200kg/sào. Chi phí đầu tư chỉ bằng 60-70% so với lúa chính vụ do không phải bỏ giống, không phải làm đất, không mất công gieo cấy, ít công chăm sóc, ít phòng trừ sâu bệnh... Thấy rõ hiệu quả của mô hình sản xuất lúa chồi, các hộ nông dân ở xã Tô Mậu đã nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn xã. Đến nay, diện tích sản xuất lúa tái sinh tại Tô Mậu đã lên tới trên 69ha.
Nhiều triển vọng từ mô hình lúa chồi
Có thể thấy, các mô hình sản xuất lúa chồi ở xã Tô Mậu bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân. Ưu điểm lớn nhất của mô hình là thời gian thu hoạch ngắn hơn từ 1 - 2 tháng so với sản xuất vụ lúa mùa đại trà, tạo quỹ đất và thời gian để sản xuất những cây vụ đông khắt khe về thời vụ. Tuy nhiên, để mô hình sản xuất lúa chồi đạt hiệu quả cao nhất và nhân rộng tới các xã trên địa bàn huyện, các địa phương cần phải quy hoạch vùng sản xuất quy mô từ 10 ha trở lên, tạo thuận lợi cho việc điều tiết nước và công tác bảo vệ sản xuất. Đồng thời chọn những giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, nảy chồi mạnh; lúa xuân cần được chăm sóc, bón phân cân đối để hạn chế bệnh khô vằn, đạo ôn, rầy nâu và lúa không bị đổ, gãy để hạn chế tồn dư sâu bệnh chuyển sang gây hại cho lúa tái sinh. Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Lục Yên cho rằng: “Qua nhiều vụ đem lại hiệu quả kinh tế khá, cây lúa chồi hứa hẹn trong thời gian tới sẽ được nhân rộng tới các xã khác trên địa bàn huyện, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân”.
Từ hiệu quả thu được của sản xuất lúa chồi, tin rằng mô hình sẽ được nhân rộng trên địa bàn huyện Lục Yên trong những năm tiếp theo.
1581 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, những năm qua, một số địa phương trong huyện Lục Yên đã xây dựng và từng bước nhân rộng mô hình sản xuất lúa chồi tại các vùng trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa và tại các vùng chân ruộng trũng nhằm luân canh tăng vụ, nâng cao thu nhập cho nông dân.Nông dân phấn khởi “được mùa” lúa chồi
Năm nay là năm thứ 5 gia đình bà Dương Thị Uyên, thôn Trung Tâm xã Tô Mậu làm mô hình lúa chồi. Những năm đầu tiên chưa có kinh nghiệm, nên thu hoạch được ít. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trong vụ này với hơn 4 sào lúa chồi, gia đình bà Uyên thu được 17 bao lúa, tương đương với gần 5 tạ thóc, bà Uyên cho biết: “Gia đình có truyền thống sau khi thu hoạch lúa xuân thì không làm đất mà để lúa tiếp tục phát triển, hơn 1 tháng sau được thu hoạch mà năng suất khá, ít tốn công chăm sóc, đặc biệt là vẫn tiếp tục sản xuất được vụ mùa”.
Cũng như nhà bà Uyên, gia đình chị Lý Thị Lã, thôn Ngòi Thắm, xã Tô Mậu có 10 sào lúa chồi, nhờ chăm sóc tốt diện tích lúa hiện có nên ước tính chị thu hoạch được gần 2 tấn thóc, chị Lã chia sẻ: “Năm nào tôi cũng cấy giống lúa Thái Xuyên 111, vì giống này để lúa chồi rất phù hợp, ít sâu bệnh gây hại, cho năng suất khá”.
Về xã Tô Mậu những ngày này, trong khi nông dân các nơi đang tích cực chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa thì bà con nông dân nơi đây đang tập trung thu hoạch lúa chồi. Lúa chồi là cây lúa tận dụng mầm ngủ còn sống trên gốc rạ sau khi thu hoạch vụ trước gặp điều kiện thích hợp về nước, nhiệt độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng, các mầm đó phát triển thành nhánh tái sinh rồi trỗ bông, chín cho thu hoạch thêm một vụ nữa. Năng suất lúa chồi của xã Tô Mậu bình quân luôn đạt 100-120kg/sào, đặc biệt có hộ đạt 200kg/sào. Chi phí đầu tư chỉ bằng 60-70% so với lúa chính vụ do không phải bỏ giống, không phải làm đất, không mất công gieo cấy, ít công chăm sóc, ít phòng trừ sâu bệnh... Thấy rõ hiệu quả của mô hình sản xuất lúa chồi, các hộ nông dân ở xã Tô Mậu đã nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn xã. Đến nay, diện tích sản xuất lúa tái sinh tại Tô Mậu đã lên tới trên 69ha.
Nhiều triển vọng từ mô hình lúa chồi
Có thể thấy, các mô hình sản xuất lúa chồi ở xã Tô Mậu bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân. Ưu điểm lớn nhất của mô hình là thời gian thu hoạch ngắn hơn từ 1 - 2 tháng so với sản xuất vụ lúa mùa đại trà, tạo quỹ đất và thời gian để sản xuất những cây vụ đông khắt khe về thời vụ. Tuy nhiên, để mô hình sản xuất lúa chồi đạt hiệu quả cao nhất và nhân rộng tới các xã trên địa bàn huyện, các địa phương cần phải quy hoạch vùng sản xuất quy mô từ 10 ha trở lên, tạo thuận lợi cho việc điều tiết nước và công tác bảo vệ sản xuất. Đồng thời chọn những giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, nảy chồi mạnh; lúa xuân cần được chăm sóc, bón phân cân đối để hạn chế bệnh khô vằn, đạo ôn, rầy nâu và lúa không bị đổ, gãy để hạn chế tồn dư sâu bệnh chuyển sang gây hại cho lúa tái sinh. Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Lục Yên cho rằng: “Qua nhiều vụ đem lại hiệu quả kinh tế khá, cây lúa chồi hứa hẹn trong thời gian tới sẽ được nhân rộng tới các xã khác trên địa bàn huyện, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân”.
Từ hiệu quả thu được của sản xuất lúa chồi, tin rằng mô hình sẽ được nhân rộng trên địa bàn huyện Lục Yên trong những năm tiếp theo.