Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”.
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở - Ảnh minh họa
Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phấn đấu mỗi tỉnh có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/80 tổ hòa giải ở cơ sở
Cụ thể, Đề án đặt mục tiêu cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/80 tổ hòa giải ở cơ sở; tối thiểu 01 tập huấn viên cấp tỉnh/100 tổ hòa giải ở cơ sở.
100% đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở.
100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
Ít nhất 10% tổ hòa giải ở cơ sở được luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, người đã từng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên hỗ trợ về chuyên môn pháp luật.
Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên
Đề án phấn đấu 100% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải.
Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.
Phấn đấu đến hết năm 2030, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 05% đơn vị cấp xã đạt yêu cầu của mô hình "cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở".
Đề án được triển khai thực hiện trên toàn quốc từ năm 2024 đến năm 2030 trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2026): Thực hiện chỉ đạo điểm; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện, hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ năng cho hòa giải viên; sơ kết thực hiện Đề án.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2027 đến năm 2030): Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; hướng dẫn nhân rộng mô hình "cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở" trên phạm vi cả nước; kiểm tra, tổng kết thực hiện Đề án.
1909 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”.Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phấn đấu mỗi tỉnh có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/80 tổ hòa giải ở cơ sở
Cụ thể, Đề án đặt mục tiêu cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/80 tổ hòa giải ở cơ sở; tối thiểu 01 tập huấn viên cấp tỉnh/100 tổ hòa giải ở cơ sở.
100% đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở.
100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
Ít nhất 10% tổ hòa giải ở cơ sở được luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, người đã từng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên hỗ trợ về chuyên môn pháp luật.
Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên
Đề án phấn đấu 100% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải.
Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.
Phấn đấu đến hết năm 2030, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 05% đơn vị cấp xã đạt yêu cầu của mô hình "cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở".
Đề án được triển khai thực hiện trên toàn quốc từ năm 2024 đến năm 2030 trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2026): Thực hiện chỉ đạo điểm; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện, hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ năng cho hòa giải viên; sơ kết thực hiện Đề án.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2027 đến năm 2030): Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; hướng dẫn nhân rộng mô hình "cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở" trên phạm vi cả nước; kiểm tra, tổng kết thực hiện Đề án.