CTTĐT - Trong thời gian qua, nhiều tuyến đường mới, nhiều công trình phúc lợi công cộng của Trấn Yên được đầu tư khang trang, đồng bộ, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đạt được kết quả này, ngoài việc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, có sự chung tay góp sức rất lớn của người dân, trong đó phải kể đến phong trào hiến đất.
Nhiều nhà văn hóa thôn được nâng cấp, mở rộng nhân dân hiến đất
Năm 2018, gia đình anh Hoàng Văn Dũng ở thôn 8 xã Quy Mông đã hiến 2 sào đất lúa xây dựng sân thể thao xã để Quy Mông về đích nông thôn mới vào năm 2019. Đến tháng 5 năm nay, thực hiện chủ trương xây mới trường Mầm non, anh Dũng và 6 hộ gia đình khác lại tiếp tục hiến trên 4.000 m2 đất để xây dựng ngôi trường mới vì tương lai con em trong xã, trong đó gia đình anh Dũng hiến 3 sào đất (trên 1.000 m2). Anh Hoàng Văn Dũng cho biết thêm: “Làm nhà nông, quý nhất là đất sản xuất, nhưng khi xã xây dựng các công trình trên phần đất của mình thì mình phải tự giác thực hiện, bởi đây đều là những công trình quan trọng, vì tương lai lâu dài của nhân dân trong xã. Gia đình mất đất sản xuất, nhưng mình vẫn vui, vì làm được việc có ích cho cả cộng đồng”.
Có mặt tại công trình đường lâm nghiệp vào vùng sản xuất quế hữu cơ thôn 7 xã Đào Thịnh nối với xã Việt Thành, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Hòa người dân ở đây cho biết: “Trước kia, tuyến đường này chỉ là lối mòn của bà con nông dân đi làm rừng, nhưng được Nhà nước quan tâm đầu tư gần 2 tỷ đồng để bê tông hóa gần 500m đường, 3 gia đình chúng tôi đã tự nguyện hiến gần 4.000 m2 đất nằm dọc trên tuyến đường. Chúng tôi chỉ mong tuyến đường sớm hoàn thành để mọi người đi lại sạch sẽ hơn và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
“Không chỉ tự nguyện hiến đất - tạo mặt bằng sạch, mà nhân dân còn giúp đỡ các đơn vị thi công như chúng tôi về chỗ ăn, ở, nơi để máy móc, thiết bị… sự giúp đỡ đó của người dân đã đã giúp đơn vị thi công đúng tiến độ”. Đó là lời khẳng định của anh Phạm Ngọc Chiến - Công ty TNHH Xây dựng Phúc Lợi YB.
Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Trấn Yên đang quản lý 41 công trình xây dựng cơ bản, trong đó có 6 công trình cần sự hiến đất của người dân, với tổng diện tích gần 5,4ha. Bên cạnh đó, nhiều xã đã và đang thi công tu sửa nhà sinh hoạt cộng đồng, xây dựng các tuyến đường giao thông theo hình thức huyện hỗ trợ xi măng, nhân dân góp kinh phí, tự giải phóng mặt bằng. Cấp ủy, chính quyền các xã đã xây dựng kế hoạch và tổ chức họp dân để lấy ý kiến đóng góp, đồng thời tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư hạ tầng cơ sở đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, nhân dân các địa phương trong huyện đã hiến trên 10ha đất và tài sản trên đất, trị giá hàng tỷ đồng. Các xã làm tốt công tác vận động người dân hiến đất là: Việt Thành, Minh Quán, Hòa Cuông, Đào Thịnh, Hưng Thịnh... Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận động người dân hiến đất cho các công trình xây dựng cơ bản, ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh nói: “Để người dân tự nguyện hiến đất, Đảng ủy, chính quyền phải làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy Quy chế dân chủ, để người dân hiểu rõ công trình xây dựng phục vụ ai, mục đích gì. Nhờ đó từ đầu năm đến nay, người dân xã Hưng Thịnh đã hiến trên 3ha đất cho các công trình xây dựng cơ bản mà không đòi hỏi chế độ gì”.
Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, sự đồng lòng của người dân trong việc hiến đất, hạ tầng cơ sở của các địa phương trong huyện Trấn Yên ngày càng phát triển theo hướng đồng bộ, góp phần để huyện Trấn Yên hoàn thành mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025./.
1388 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, nhiều tuyến đường mới, nhiều công trình phúc lợi công cộng của Trấn Yên được đầu tư khang trang, đồng bộ, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đạt được kết quả này, ngoài việc đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, có sự chung tay góp sức rất lớn của người dân, trong đó phải kể đến phong trào hiến đất.Năm 2018, gia đình anh Hoàng Văn Dũng ở thôn 8 xã Quy Mông đã hiến 2 sào đất lúa xây dựng sân thể thao xã để Quy Mông về đích nông thôn mới vào năm 2019. Đến tháng 5 năm nay, thực hiện chủ trương xây mới trường Mầm non, anh Dũng và 6 hộ gia đình khác lại tiếp tục hiến trên 4.000 m2 đất để xây dựng ngôi trường mới vì tương lai con em trong xã, trong đó gia đình anh Dũng hiến 3 sào đất (trên 1.000 m2). Anh Hoàng Văn Dũng cho biết thêm: “Làm nhà nông, quý nhất là đất sản xuất, nhưng khi xã xây dựng các công trình trên phần đất của mình thì mình phải tự giác thực hiện, bởi đây đều là những công trình quan trọng, vì tương lai lâu dài của nhân dân trong xã. Gia đình mất đất sản xuất, nhưng mình vẫn vui, vì làm được việc có ích cho cả cộng đồng”.
Có mặt tại công trình đường lâm nghiệp vào vùng sản xuất quế hữu cơ thôn 7 xã Đào Thịnh nối với xã Việt Thành, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Hòa người dân ở đây cho biết: “Trước kia, tuyến đường này chỉ là lối mòn của bà con nông dân đi làm rừng, nhưng được Nhà nước quan tâm đầu tư gần 2 tỷ đồng để bê tông hóa gần 500m đường, 3 gia đình chúng tôi đã tự nguyện hiến gần 4.000 m2 đất nằm dọc trên tuyến đường. Chúng tôi chỉ mong tuyến đường sớm hoàn thành để mọi người đi lại sạch sẽ hơn và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
“Không chỉ tự nguyện hiến đất - tạo mặt bằng sạch, mà nhân dân còn giúp đỡ các đơn vị thi công như chúng tôi về chỗ ăn, ở, nơi để máy móc, thiết bị… sự giúp đỡ đó của người dân đã đã giúp đơn vị thi công đúng tiến độ”. Đó là lời khẳng định của anh Phạm Ngọc Chiến - Công ty TNHH Xây dựng Phúc Lợi YB.
Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Trấn Yên đang quản lý 41 công trình xây dựng cơ bản, trong đó có 6 công trình cần sự hiến đất của người dân, với tổng diện tích gần 5,4ha. Bên cạnh đó, nhiều xã đã và đang thi công tu sửa nhà sinh hoạt cộng đồng, xây dựng các tuyến đường giao thông theo hình thức huyện hỗ trợ xi măng, nhân dân góp kinh phí, tự giải phóng mặt bằng. Cấp ủy, chính quyền các xã đã xây dựng kế hoạch và tổ chức họp dân để lấy ý kiến đóng góp, đồng thời tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư hạ tầng cơ sở đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, nhân dân các địa phương trong huyện đã hiến trên 10ha đất và tài sản trên đất, trị giá hàng tỷ đồng. Các xã làm tốt công tác vận động người dân hiến đất là: Việt Thành, Minh Quán, Hòa Cuông, Đào Thịnh, Hưng Thịnh... Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận động người dân hiến đất cho các công trình xây dựng cơ bản, ông Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh nói: “Để người dân tự nguyện hiến đất, Đảng ủy, chính quyền phải làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy Quy chế dân chủ, để người dân hiểu rõ công trình xây dựng phục vụ ai, mục đích gì. Nhờ đó từ đầu năm đến nay, người dân xã Hưng Thịnh đã hiến trên 3ha đất cho các công trình xây dựng cơ bản mà không đòi hỏi chế độ gì”.
Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, sự đồng lòng của người dân trong việc hiến đất, hạ tầng cơ sở của các địa phương trong huyện Trấn Yên ngày càng phát triển theo hướng đồng bộ, góp phần để huyện Trấn Yên hoàn thành mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025./.