CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020, huyện Văn Chấn đã triển khai có hiệu quả Đề án phát triển chè Shan tuyết tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện. Qua hơn 5 năm triển khai, Đề án đã góp phần quy hoạch, mở rộng vùng chè có chất lượng, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân từ cây chè.
Nhân dân xã Nậm Búng thu hái chè Shan .
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngân ở thôn Trung tâm, xã Nậm Búng đã gần 30 năm gắn bó với cây chè trung du, dù năng suất, chất lượng thấp, song do điều kiện kinh tế gia đình chưa trồng cải tạo lại được. Năm 2016, khi Đề án phát triển chè Shan tuyết bằng giống chè Shan giâm cành được huyện Văn Chấn triển khai tại Nậm Búng, gia đình bà đã được hỗ trợ chuyển đổi hơn 1ha chè. Với kinh nghiệm phát triển kinh tế từ cây chè trong nhiều năm, cùng sự hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc, từ làm rạch chè đến bón phân, tạo tán. Sau 3 năm chăm sóc, gia đình bà Ngân đã được thu những lứa chè đầu tiên. Bà Nguyễn Thị Ngân chia sẻ: Được hướng dẫn quy trình chăm sóc đến thu hái, nên cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay, bình quân mỗi năm, sản lượng đạt 14tấn/ha trở lên. Giá chè búp tươi ổn định, dao động từ 6.000- 7.000 đồng/1kg đã mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho gia đình.
Năm 2016, huyện Văn Chấn triển khai Đề án phát triển chè Shan vùng cao, thí điểm tại 2 xã Nậm Búng và Gia Hội với diện tích ban đầu 40ha. Ngay sau khi Đề án được triển khai, xã Nậm Búng đã tiến hành cho nhân dân đăng ký các diện tích trồng. Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc, cũng như công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây chè Shan, nhân dân trong xã đã đồng tình ủng hộ và tự mua cây giống, đăng ký chuyển đổi các diện tích chè già cỗi bằng giống chè Shan giâm cành. Đến nay, toàn xã có trên 370ha chè đang cho thu hoạch, riêng năm 2020, sản lượng chè búp tươi đạt trên 4,500 tấn, giá chè búp tươi ổn định, dao động từ 6.000- 7.000 đồng/1kg đã mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng cho người dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhân dân trong xã đã thu hái trên 2.500 tấn, năng suất bình quân đạt 14 tấn/ha trở lên. Cùng với đó, địa phương cũng khuyến khích 4 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bao tiêu, thu mua sản phẩm cho người dân tại địa phương. Ông Nguyễn Văn Hùng- Chủ cơ sở chế biến chè Hùng Bích, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn cho biết: Nguồn nguyên liệu dồi dào, được thu hái đúng phẩm cấp, chất lượng nên chúng tôi đã ký cam kết thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá cả ổn định. Cùng với đó, đầu tư hệ thống máy móc, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, vừa nâng cao giá thành, tạo uy tín cho cơ sở chế biến, tạo chuỗi liên kết sản phẩm với người dân…
Đồng chí Phạm Bá Dư- Bí thư Đảng ủy xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn cho biết: Sau khi Đề án được triển khai, Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết để thực hiện trong cả giai đoạn. Đến nay, hầu hết các diện tích chè của địa phương đều được nhân dân trồng thay thế bằng giống chè Shan giâm cành. Với năng suất, giá trị, cùng sản lượng ngày càng tăng, cây chè đang là loại cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại địa phương. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động nhân dân tại các thôn Sài Lương, Nậm Chậu, có tới 90% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, tập quán canh tác gắn liền với cây quế, chuyển đổi các diện tích đất đồi, vườn tạp sang trồng chè, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Toàn huyện Văn Chấn hiện đang duy trì, chăm sóc hơn 1.700 ha chè Shan tuyết, trong đó hơn 1.100ha diện tích chè được nhân dân trồng, chăm sóc hơn 20 năm nay, còn lại là các diện tích chè được nhân dân mở rộng theo Đề án phát triển chè Shan vùng cao, giai đoạn 2016- 2020. Tập trung ở các xã Suối Giàng, Gia Hội, Nậm Búng, Sùng Đô và xã Nậm Mười. Ông Phùng Thế Hanh- Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ, tích cực chăm sóc, thu hái bằng tay, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho các cơ sở sản xuất. Đồng thời, tiếp tục rà soát, quy hoạch, vận động nhân dân đăng ký các diện tích trồng, phấn đấu mỗi năm trồng mới, trồng cải tạo từ 40ha trở lên.
Việc phát triển Đề án chè Shan tuyết ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả thiết thực, vừa quy hoạch, ổn định vùng chè thế mạnh của địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm chè được xếp hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Đồng thời bảo tồn các diện tích chè Shan đặc sản của địa phương, nâng cao giá trị, thu nhập từ cây chè đối với người nông dân ở Văn Chấn./.
1526 lượt xem
CTV: Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020, huyện Văn Chấn đã triển khai có hiệu quả Đề án phát triển chè Shan tuyết tại các xã vùng cao, vùng thượng huyện. Qua hơn 5 năm triển khai, Đề án đã góp phần quy hoạch, mở rộng vùng chè có chất lượng, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân từ cây chè.Gia đình bà Nguyễn Thị Ngân ở thôn Trung tâm, xã Nậm Búng đã gần 30 năm gắn bó với cây chè trung du, dù năng suất, chất lượng thấp, song do điều kiện kinh tế gia đình chưa trồng cải tạo lại được. Năm 2016, khi Đề án phát triển chè Shan tuyết bằng giống chè Shan giâm cành được huyện Văn Chấn triển khai tại Nậm Búng, gia đình bà đã được hỗ trợ chuyển đổi hơn 1ha chè. Với kinh nghiệm phát triển kinh tế từ cây chè trong nhiều năm, cùng sự hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong quá trình trồng, chăm sóc, từ làm rạch chè đến bón phân, tạo tán. Sau 3 năm chăm sóc, gia đình bà Ngân đã được thu những lứa chè đầu tiên. Bà Nguyễn Thị Ngân chia sẻ: Được hướng dẫn quy trình chăm sóc đến thu hái, nên cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay, bình quân mỗi năm, sản lượng đạt 14tấn/ha trở lên. Giá chè búp tươi ổn định, dao động từ 6.000- 7.000 đồng/1kg đã mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho gia đình.
Năm 2016, huyện Văn Chấn triển khai Đề án phát triển chè Shan vùng cao, thí điểm tại 2 xã Nậm Búng và Gia Hội với diện tích ban đầu 40ha. Ngay sau khi Đề án được triển khai, xã Nậm Búng đã tiến hành cho nhân dân đăng ký các diện tích trồng. Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc, cũng như công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây chè Shan, nhân dân trong xã đã đồng tình ủng hộ và tự mua cây giống, đăng ký chuyển đổi các diện tích chè già cỗi bằng giống chè Shan giâm cành. Đến nay, toàn xã có trên 370ha chè đang cho thu hoạch, riêng năm 2020, sản lượng chè búp tươi đạt trên 4,500 tấn, giá chè búp tươi ổn định, dao động từ 6.000- 7.000 đồng/1kg đã mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng cho người dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhân dân trong xã đã thu hái trên 2.500 tấn, năng suất bình quân đạt 14 tấn/ha trở lên. Cùng với đó, địa phương cũng khuyến khích 4 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bao tiêu, thu mua sản phẩm cho người dân tại địa phương. Ông Nguyễn Văn Hùng- Chủ cơ sở chế biến chè Hùng Bích, xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn cho biết: Nguồn nguyên liệu dồi dào, được thu hái đúng phẩm cấp, chất lượng nên chúng tôi đã ký cam kết thu mua, bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá cả ổn định. Cùng với đó, đầu tư hệ thống máy móc, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, vừa nâng cao giá thành, tạo uy tín cho cơ sở chế biến, tạo chuỗi liên kết sản phẩm với người dân…
Đồng chí Phạm Bá Dư- Bí thư Đảng ủy xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn cho biết: Sau khi Đề án được triển khai, Đảng ủy xã đã xây dựng Nghị quyết để thực hiện trong cả giai đoạn. Đến nay, hầu hết các diện tích chè của địa phương đều được nhân dân trồng thay thế bằng giống chè Shan giâm cành. Với năng suất, giá trị, cùng sản lượng ngày càng tăng, cây chè đang là loại cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại địa phương. Cùng với đó, tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động nhân dân tại các thôn Sài Lương, Nậm Chậu, có tới 90% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, tập quán canh tác gắn liền với cây quế, chuyển đổi các diện tích đất đồi, vườn tạp sang trồng chè, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Toàn huyện Văn Chấn hiện đang duy trì, chăm sóc hơn 1.700 ha chè Shan tuyết, trong đó hơn 1.100ha diện tích chè được nhân dân trồng, chăm sóc hơn 20 năm nay, còn lại là các diện tích chè được nhân dân mở rộng theo Đề án phát triển chè Shan vùng cao, giai đoạn 2016- 2020. Tập trung ở các xã Suối Giàng, Gia Hội, Nậm Búng, Sùng Đô và xã Nậm Mười. Ông Phùng Thế Hanh- Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ, tích cực chăm sóc, thu hái bằng tay, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho các cơ sở sản xuất. Đồng thời, tiếp tục rà soát, quy hoạch, vận động nhân dân đăng ký các diện tích trồng, phấn đấu mỗi năm trồng mới, trồng cải tạo từ 40ha trở lên.
Việc phát triển Đề án chè Shan tuyết ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả thiết thực, vừa quy hoạch, ổn định vùng chè thế mạnh của địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm chè được xếp hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Đồng thời bảo tồn các diện tích chè Shan đặc sản của địa phương, nâng cao giá trị, thu nhập từ cây chè đối với người nông dân ở Văn Chấn./.