CTTĐT - Nhằm cụ thể hóa nội dung, định hướng phát triển của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện của huyện, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của từng vùng, từng xã gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Mù Cang Chải đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 với nhiều nội dung thiết thực, cụ thể.
Mù Cang Chải tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Trong đó huyện xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Huy động, lồng ghép tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu để tập trung hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế. Tăng cường hợp tác đầu tư, tạo sự gắn kết bền chặt giữa người sản xuất với các tổ chức, doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị hàng hóa, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.
Trong năm 2017, huyện Mù Cang Chải phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 400 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm từ 66,79% xuống còn 59,79%. Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2017 ước đạt 39.700 tấn. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 2.410 tấn. Sản lượng thủy sản đạt 150 tấn. Tỷ lệ che phủ rừng là 67%. Tỷ lệ cư dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 88%.
Để thực hiện được các mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung, yêu cầu của Đề án và Kế hoạch thực hiện đến các cơ quan, đơn vị, địa phương từ cấ huyện đến cơ sở thông qua các hình thức như tổ chức hội nghị; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của đề án và kế hoạch thực hiện từ huyện đến cơ sở. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước. Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch ngành nông nghiệp đã được phê duyệt; Tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có cơ chế khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước ở các cấp; Tập trung hướng dẫn, đổi mới phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm; Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nghề. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tích cực. Tập trung huy động, thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục vận động, thu hút đầu tư công, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
1844 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm cụ thể hóa nội dung, định hướng phát triển của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện của huyện, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của từng vùng, từng xã gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Mù Cang Chải đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 với nhiều nội dung thiết thực, cụ thể.Trong đó huyện xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Huy động, lồng ghép tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu để tập trung hoàn thiện hạ tầng sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế. Tăng cường hợp tác đầu tư, tạo sự gắn kết bền chặt giữa người sản xuất với các tổ chức, doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị hàng hóa, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững.
Trong năm 2017, huyện Mù Cang Chải phấn đấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 400 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm từ 66,79% xuống còn 59,79%. Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2017 ước đạt 39.700 tấn. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 2.410 tấn. Sản lượng thủy sản đạt 150 tấn. Tỷ lệ che phủ rừng là 67%. Tỷ lệ cư dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 88%.
Để thực hiện được các mục tiêu này, huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung, yêu cầu của Đề án và Kế hoạch thực hiện đến các cơ quan, đơn vị, địa phương từ cấ huyện đến cơ sở thông qua các hình thức như tổ chức hội nghị; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của đề án và kế hoạch thực hiện từ huyện đến cơ sở. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước. Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch ngành nông nghiệp đã được phê duyệt; Tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có cơ chế khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước ở các cấp; Tập trung hướng dẫn, đổi mới phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm; Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nghề. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tích cực. Tập trung huy động, thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục vận động, thu hút đầu tư công, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp phục vụ sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.