CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch Hội nhập quốc tế năm 2024.
Ảnh minh họa
Để triển khai hiệu quả Kế hoạch Hội nhập quốc tế năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội XIII của Đảng, trong đó có Nghị quyết 34-NQ/TW ngày 09/01/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề đối ngoại và các Đề án phát triển quan hệ với các đối tác chủ chốt, quan trọng.
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Xác định đây là một động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững, góp phần huy động các nguồn lực từ bên ngoài và bên trong, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.
Đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, hiệu quả, thực chất theo các trọng tâm ưu tiên trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030.
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu phát triển của địa phương, tiếp tục mở rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các địa phương và các đối tác nước ngoài đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả qua việc triển khai cụ thể hóa các thỏa thuận, cam kết đã ký; chủ động, tích cực tạo lập, hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác, gắn kết chặt chẽ quan hệ đối ngoại với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, giáo dục và khoa học - công nghệ...
Thực hiện hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch và hợp tác hữu nghị của tỉnh với các đối tác nước ngoài năm 2024; tăng cường/mở rộng hợp tác với các thị trường tiềm năng; chú trọng hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chiến lược như đầu tư phát triển hạ tầng, chất bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu...; thu hút công nghệ tiên tiến, FDI chất lượng cao, ODA thế hệ mới và tài chính xanh.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữa hội nhập kinh tế với hội nhập văn hoá, quốc phòng - an ninh; giữa hợp tác song phương và đa phương; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp trong triển khai hội nhập quốc tế. Tăng cường phối hợp khai thác hiệu quả các kênh thông tin của Bộ Ngoại giao và Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong công tác thu hút các nguồn lực, thiết lập và khai thác hiệu quả mối quan hệ hợp tác với các địa phương, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia... góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Tăng cường theo dõi, nắm chắc, cập nhật kịp thời, hiệu quả thông tin, tình hình kinh tế thế giới; nâng cao năng lực dự báo, tham mưu thực thi và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), chủ động xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện các cam kết, giảm thiểu tối đa thiệt hại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tiếp tục truyền thông có trọng tâm về nội dung các hiệp định thương mại tự do (FTA); đa dạng hóa các hình thức, kênh thông tin phù hợp để phổ biến sâu rộng cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực phụ trách, đảm bảo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với cam kết của các FTA. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
Tận dụng cơ hội, lợi thế từ Hiệp định thương mại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tiếp tục đa dạng hoá thị trường, đối tác, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác; chủ động, tích cực tham gia và củng cố vững chắc vị trí các sản phẩm tiêu biểu có thế mạnh của tỉnh trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững. Kết hợp vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để phát triển doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bền vững, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Bố trí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tương xứng với thế và lực mới của đất nước, của địa phương, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, nhất là về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ đối ngoại và hội nhập quốc tế tại địa phương.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và doanh nghiệp về đạo đức, bản lĩnh chính trị, kiến thức, năng lực, trình độ, kỹ năng về ngoại giao kinh tế, pháp luật quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
1750 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch Hội nhập quốc tế năm 2024.Để triển khai hiệu quả Kế hoạch Hội nhập quốc tế năm 2024, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội XIII của Đảng, trong đó có Nghị quyết 34-NQ/TW ngày 09/01/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề đối ngoại và các Đề án phát triển quan hệ với các đối tác chủ chốt, quan trọng.
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Xác định đây là một động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững, góp phần huy động các nguồn lực từ bên ngoài và bên trong, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.
Đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, hiệu quả, thực chất theo các trọng tâm ưu tiên trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030.
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu phát triển của địa phương, tiếp tục mở rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các địa phương và các đối tác nước ngoài đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả qua việc triển khai cụ thể hóa các thỏa thuận, cam kết đã ký; chủ động, tích cực tạo lập, hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác, gắn kết chặt chẽ quan hệ đối ngoại với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, giáo dục và khoa học - công nghệ...
Thực hiện hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch và hợp tác hữu nghị của tỉnh với các đối tác nước ngoài năm 2024; tăng cường/mở rộng hợp tác với các thị trường tiềm năng; chú trọng hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chiến lược như đầu tư phát triển hạ tầng, chất bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu...; thu hút công nghệ tiên tiến, FDI chất lượng cao, ODA thế hệ mới và tài chính xanh.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữa hội nhập kinh tế với hội nhập văn hoá, quốc phòng - an ninh; giữa hợp tác song phương và đa phương; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp trong triển khai hội nhập quốc tế. Tăng cường phối hợp khai thác hiệu quả các kênh thông tin của Bộ Ngoại giao và Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong công tác thu hút các nguồn lực, thiết lập và khai thác hiệu quả mối quan hệ hợp tác với các địa phương, các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia... góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Tăng cường theo dõi, nắm chắc, cập nhật kịp thời, hiệu quả thông tin, tình hình kinh tế thế giới; nâng cao năng lực dự báo, tham mưu thực thi và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), chủ động xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình thực hiện các cam kết, giảm thiểu tối đa thiệt hại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tiếp tục truyền thông có trọng tâm về nội dung các hiệp định thương mại tự do (FTA); đa dạng hóa các hình thức, kênh thông tin phù hợp để phổ biến sâu rộng cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực phụ trách, đảm bảo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với cam kết của các FTA. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh, tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
Tận dụng cơ hội, lợi thế từ Hiệp định thương mại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tiếp tục đa dạng hoá thị trường, đối tác, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác; chủ động, tích cực tham gia và củng cố vững chắc vị trí các sản phẩm tiêu biểu có thế mạnh của tỉnh trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững. Kết hợp vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để phát triển doanh nghiệp và sản phẩm; thúc đẩy liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bền vững, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Bố trí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tương xứng với thế và lực mới của đất nước, của địa phương, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, nhất là về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ đối ngoại và hội nhập quốc tế tại địa phương.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị và doanh nghiệp về đạo đức, bản lĩnh chính trị, kiến thức, năng lực, trình độ, kỹ năng về ngoại giao kinh tế, pháp luật quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các bài khác
- Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước (04/05/2024)
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (25/04/2024)
- Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (22/04/2024)
- Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm (16/04/2024)
- Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần '5 quyết tâm', '5 bảo đảm', '5 đẩy mạnh' (10/04/2024)
- Công ty Điện lực Yên Bái hướng dẫn nhân dân cách phòng tránh tai nạn điện trong mùa mưa bão (10/04/2024)
- Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (08/04/2024)
- Yên Bái: Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh (06/04/2024)
- Hướng dẫn xếp lương đối với người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước (04/04/2024)
- Yên Bái: Bản đồ số hộ kinh doanh giúp tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách (04/04/2024)
Xem thêm »