Chính phủ vừa có Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 9/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Ảnh minh họa.
Nghị quyết nêu rõ, việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 42-NQ/TW) nhằm thống nhất trong chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW.
Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các chỉ tiêu cụ thể, tiến độ hoàn thành, phân công trách nhiệm triển khai đến năm 2030 để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp Chương trình đề ra là nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội. Trong đó, rà soát cơ chế, chính sách hiện hành, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách xã hội đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo bình đẳng giới và tính bền vững của chính sách xã hội. Hằng năm công bố mức sống tối thiểu làm căn cứ xác định các chuẩn chính sách xã hội.
Thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chính sách xã hội từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách xã hội và nâng cao vai trò giám sát của Nhân dân. Thực hiện lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thực hiện chính sách xã hội.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện Nghị quyết; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách xã hội. Xây dựng, triển khai bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành theo lĩnh vực đã phân công, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Chính phủ.
Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội
Tôn vinh toàn diện và đầy đủ đối với người có công với cách mạng; tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, nhất là người ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người gặp khó khăn trong cuộc sống; thực hiện việc hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; ưu tiên chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, giáo dục, đào tạo, việc làm, vay vốn, phát triển sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người có công và thân nhân. Bảo đảm người có công và gia đình người có công phải có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Tiếp tục khuyến khích tổ chức, cá nhân và toàn xã hội thực hiện các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tích cực xây dựng, tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ.
Hoàn thành cơ bản việc giải quyết tồn đọng trong chính sách người có công, nhất là công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người có công.
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, bao phủ toàn bộ lực lượng lao động
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế bao phủ được toàn bộ lực lượng lao động. Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức.
Đổi mới hoạt động bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động bị thất nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo kỹ năng, duy trì việc làm cho người lao động để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp.
Phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người bị bạo lực gia đình và người bị bạo lực trên cơ sở giới; xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững; kết nối, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, chính sách về an sinh xã hội.
Hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội theo hướng quan tâm cả đời sống vật chất và tinh thần, giúp người dân kịp thời khắc phục khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác./.
1740 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 9/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.Nghị quyết nêu rõ, việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 42-NQ/TW) nhằm thống nhất trong chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW.
Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các chỉ tiêu cụ thể, tiến độ hoàn thành, phân công trách nhiệm triển khai đến năm 2030 để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp Chương trình đề ra là nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội. Trong đó, rà soát cơ chế, chính sách hiện hành, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách xã hội đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo bình đẳng giới và tính bền vững của chính sách xã hội. Hằng năm công bố mức sống tối thiểu làm căn cứ xác định các chuẩn chính sách xã hội.
Thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chính sách xã hội từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách xã hội và nâng cao vai trò giám sát của Nhân dân. Thực hiện lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thực hiện chính sách xã hội.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện Nghị quyết; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách xã hội. Xây dựng, triển khai bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành theo lĩnh vực đã phân công, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Chính phủ.
Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội
Tôn vinh toàn diện và đầy đủ đối với người có công với cách mạng; tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, nhất là người ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người gặp khó khăn trong cuộc sống; thực hiện việc hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng là mức cao nhất trong các chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; ưu tiên chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, giáo dục, đào tạo, việc làm, vay vốn, phát triển sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người có công và thân nhân. Bảo đảm người có công và gia đình người có công phải có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Tiếp tục khuyến khích tổ chức, cá nhân và toàn xã hội thực hiện các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tích cực xây dựng, tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ.
Hoàn thành cơ bản việc giải quyết tồn đọng trong chính sách người có công, nhất là công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người có công.
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, bao phủ toàn bộ lực lượng lao động
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế bao phủ được toàn bộ lực lượng lao động. Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức.
Đổi mới hoạt động bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động bị thất nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo kỹ năng, duy trì việc làm cho người lao động để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp.
Phát triển mạng lưới dịch vụ trợ giúp xã hội đối với trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người bị bạo lực gia đình và người bị bạo lực trên cơ sở giới; xây dựng đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời người gặp khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng phát triển bền vững; kết nối, đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình, chính sách về an sinh xã hội.
Hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội theo hướng quan tâm cả đời sống vật chất và tinh thần, giúp người dân kịp thời khắc phục khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác./.