Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 quy định về hoạt động thông tin cơ sở, trong đó nêu rõ: Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở.
Hệ thống thông tin cơ sở có vai trò là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp với người dân ở cơ sở
Nghị định giải thích rõ: Thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua các loại hình thông tin: đài truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở; cổng hoặc trang thông tin điện tử; mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; tin nhắn viễn thông.
Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân thông qua các loại hình thông tin quy định nêu trên.
Cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân
Hoạt động thông tin cơ sở phải bảo đảm nguyên tắc thông tin kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân.
Tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân.
Nghị định cũng nêu rõ: Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin cơ sở cho người tham gia hoạt động thông tin cơ sở.
Nghị định quy định cụ thể thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở gồm:
1. Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sự kiện quan trọng liên quan đến người dân ở địa phương.
2. Những thông tin liên quan đến người dân ở địa phương:
a) Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương;
b) Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự ở địa phương;
d) Thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; hỏa hoạn; cấp cứu, dịch bệnh; thảm họa xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;
đ) Thông tin về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực;
e) Thông tin các biện pháp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
g) Thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương.
3. Những thông tin khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
8 loại hình hoạt động thông tin cơ sở
Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở theo 8 loại hình:
1- Đài truyền thanh cấp xã;
2- Bảng tin công cộng;
3- Bản tin thông tin cơ sở;
4- Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở;
5- Tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở;
6- Tuyên truyền trên cổng hoặc trang thông tin điện tử;
7- Tuyên truyền qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên Internet;
8- Tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông.
Để thông tin cơ sở thực sự là kênh thông tin, tuyên truyền thiết yếu, phát huy sức mạnh ở cơ sở
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến ngày 01/6/2023, cả nước có 9.959 đài truyền thanh cấp xã/10.598 xã, phường, thị trấn, với trên 13.000 nhân sự kiêm nhiệm hoặc hoạt động không chuyên trách; 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện/705 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, với trên 7.000 nhân sự; hơn 6.500 trang thông tin điện tử (bản tin điện tử) của Ủy ban nhân dân cấp xã; hơn 1.100 bảng tin điện tử công cộng của Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; hơn 200.000 tuyên truyền viên cơ sở.
So với các loại hình truyền thông khác như báo chí in, báo chí điện tử, phát thanh, truyền hình..., hệ thống thông tin cơ sở đang có số lượng đối tượng quản lý và lực lượng nhân sự làm công tác tuyên truyền đông gấp rất nhiều lần.
Hệ thống thông tin cơ sở có vai trò là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp với người dân ở cơ sở, cung cấp thông tin thiết yếu sát với nhu cầu của nhóm nhỏ người dân (khác với thông tin báo chí); với khả năng cung cấp thông tin tức thời; là phương tiện phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
Hệ thống thông tin cơ sở đặc biệt phát huy hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp (mưa bão, lũ lụt, cháy nổ, dịch bệnh...) và trong các chiến dịch truyền thông phục vụ nhiệm vụ chính trị (tuyên truyền về Đại hội Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia).
Việc ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định pháp luật đối với lĩnh vực thông tin cơ sở để khẳng định và phát huy vai trò, thế mạnh của toàn bộ hệ thống.
Đồng thời, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin cơ sở, để thông tin cơ sở thực sự là kênh thông tin, tuyên truyền thiết yếu, phát huy sức mạnh ở cơ sở.
1839 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 quy định về hoạt động thông tin cơ sở, trong đó nêu rõ: Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở.Nghị định giải thích rõ: Thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua các loại hình thông tin: đài truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở; cổng hoặc trang thông tin điện tử; mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; tin nhắn viễn thông.
Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân thông qua các loại hình thông tin quy định nêu trên.
Cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân
Hoạt động thông tin cơ sở phải bảo đảm nguyên tắc thông tin kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân.
Tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân.
Nghị định cũng nêu rõ: Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin cơ sở cho người tham gia hoạt động thông tin cơ sở.
Nghị định quy định cụ thể thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở gồm:
1. Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sự kiện quan trọng liên quan đến người dân ở địa phương.
2. Những thông tin liên quan đến người dân ở địa phương:
a) Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương;
b) Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự ở địa phương;
d) Thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; hỏa hoạn; cấp cứu, dịch bệnh; thảm họa xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;
đ) Thông tin về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực;
e) Thông tin các biện pháp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
g) Thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương.
3. Những thông tin khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
8 loại hình hoạt động thông tin cơ sở
Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở theo 8 loại hình:
1- Đài truyền thanh cấp xã;
2- Bảng tin công cộng;
3- Bản tin thông tin cơ sở;
4- Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở;
5- Tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở;
6- Tuyên truyền trên cổng hoặc trang thông tin điện tử;
7- Tuyên truyền qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên Internet;
8- Tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông.
Để thông tin cơ sở thực sự là kênh thông tin, tuyên truyền thiết yếu, phát huy sức mạnh ở cơ sở
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến ngày 01/6/2023, cả nước có 9.959 đài truyền thanh cấp xã/10.598 xã, phường, thị trấn, với trên 13.000 nhân sự kiêm nhiệm hoặc hoạt động không chuyên trách; 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện/705 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, với trên 7.000 nhân sự; hơn 6.500 trang thông tin điện tử (bản tin điện tử) của Ủy ban nhân dân cấp xã; hơn 1.100 bảng tin điện tử công cộng của Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; hơn 200.000 tuyên truyền viên cơ sở.
So với các loại hình truyền thông khác như báo chí in, báo chí điện tử, phát thanh, truyền hình..., hệ thống thông tin cơ sở đang có số lượng đối tượng quản lý và lực lượng nhân sự làm công tác tuyên truyền đông gấp rất nhiều lần.
Hệ thống thông tin cơ sở có vai trò là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp với người dân ở cơ sở, cung cấp thông tin thiết yếu sát với nhu cầu của nhóm nhỏ người dân (khác với thông tin báo chí); với khả năng cung cấp thông tin tức thời; là phương tiện phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
Hệ thống thông tin cơ sở đặc biệt phát huy hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp (mưa bão, lũ lụt, cháy nổ, dịch bệnh...) và trong các chiến dịch truyền thông phục vụ nhiệm vụ chính trị (tuyên truyền về Đại hội Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia).
Việc ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định pháp luật đối với lĩnh vực thông tin cơ sở để khẳng định và phát huy vai trò, thế mạnh của toàn bộ hệ thống.
Đồng thời, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thông tin cơ sở, để thông tin cơ sở thực sự là kênh thông tin, tuyên truyền thiết yếu, phát huy sức mạnh ở cơ sở.