CTTĐT - Tại Văn bản số 1531/UBND-VX, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh và các địa phương chủ động tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chức năng tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm.
UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Sở Y tế tăng cường phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. Phối hợp với các cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố. Chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân không sử dụng các loại thực vật, động vật lạ có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ; nếu có triệu chứng nghi ngờ ngộ độc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị kịp thời. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.
Chủ động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng và chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý; thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng. Sẵn sàng phương án tiếp nhận, phân loại, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khoẻ, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tăng cường triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm. Triển khai các biện pháp giám sát, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm; phối hợp với Sở Y tế trong điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm (nếu có) và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lý theo quy định.
Sở Thông tin và Truyền Thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Khuyến cáo người dân nhất là những người thường xuyên ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng, học sinh, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyệt đối không sử dụng, ăn uống hoa quả, thực vật, động vật lạ, nghi ngờ có độc để phòng, chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đặc biệt tại các chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, các bữa ăn tập trung đông người và tại các điểm du lịch, lễ hội của địa phương.
1599 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Văn bản số 1531/UBND-VX, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh và các địa phương chủ động tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Sở Y tế tăng cường phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm. Phối hợp với các cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố. Chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân không sử dụng các loại thực vật, động vật lạ có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ; nếu có triệu chứng nghi ngờ ngộ độc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị kịp thời. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời cho cộng đồng.
Chủ động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng và chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý; thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định; kịp thời cảnh báo, khuyến cáo đến người tiêu dùng. Sẵn sàng phương án tiếp nhận, phân loại, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khoẻ, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tăng cường triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm. Triển khai các biện pháp giám sát, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm; phối hợp với Sở Y tế trong điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm (nếu có) và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp quản lý theo quy định.
Sở Thông tin và Truyền Thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Khuyến cáo người dân nhất là những người thường xuyên ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng, học sinh, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyệt đối không sử dụng, ăn uống hoa quả, thực vật, động vật lạ, nghi ngờ có độc để phòng, chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đặc biệt tại các chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, các bữa ăn tập trung đông người và tại các điểm du lịch, lễ hội của địa phương.