Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, cũng là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Lễ hội Cơm mới, đền Đông Cuông, huyện Văn Yên
1. Nguồn gốc lễ hội
Theo phong tục truyền thống của người Tày Khao huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào ngày Mão đầu tiên của tháng 9 âm lịch hàng năm, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, bà con dân tộc Tày Khao, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bước vào lễ hội “Cơm mới”.
Theo truyền thống, lễ hội Cơm mới là để tạ ơn Mẫu Thượng Ngàn và các vị thần linh đã phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng thời báo cáo với tổ tiên là đã kết thúc mùa cấy gặt bội thu trong năm. Đây cũng là dịp để những người dân gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và giáo dục con cháu duy trì, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tày Khao và để nhân dân trong vùng và du khách bốn phương cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.
Trong lễ hội Cơm mới, bên cạnh các sản vật của một năm cấy trồng, chăn nuôi, Cốm là lễ vật đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong mâm lễ dâng đất trời, các vị thần linh. Để có được những hạt cốm thơm dẻo dâng Mẫu, cúng đất trời, tổ tiên, người Tày Khao cấy loại lúa nếp bản địa đặc biệt mà bà con ở đây gọi là Khấu Cải. Khi hạt lúa bắt đầu chắc hạt sẽ được gặt về nướng chín trong lò than củi, sau đó đem giã, sàng sảy thành những hạt cốm dẻo thơm.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội Cơm mới được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng 9 âm lịch hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Cơm mới diễn ra trong khuôn viên đền Đông Cuông, thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là ngôi đền thờ Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn và các vị anh hùng người dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thời Trần.
4. Phần lễ hội
Mở đầu lễ hội Cơm mới là nghi lễ mổ trâu đen tế thần linh và hiến sinh cho trời đất. Theo tập tục độc đáo của người Tày Khao, đúng vào ngày Mão đầu tháng 9 hàng năm, người Tày Khao và nhân dân xã Đông Cuông tổ chức mổ trâu đen tế thần từ lúc 0h. Sau khi chủ lễ làm xong các thủ tục trình thần linh thổ địa cùng các quan ngài thần thánh, trâu sẽ được treo lên gốc cây mít cổ thụ hàng trăm năm tuổi trước cửa đền và được mổ rồi xả thịt chế biến làm 36 mâm cỗ đem vào trong đền cúng khao quân, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và quan, quân các triều đại đã hy sinh trong trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, người dân còn dâng lên Mẫu Đông Cuông đệ nhị thượng ngàn, Ngọc Hoàng và các đấng thần linh để tạ ơn trời đất các sản vật thu hoạch được trong năm, cầu khẩn cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Một trong những hoạt động hấp dẫn của lễ hội Cơm mới là hội thi khéo tay làm cốm. Cốm xanh là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu tại lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông vào ngày Mão tháng 9 hàng năm. Lễ vật này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và đời sống tâm linh của người dân Tày Khao, với mong muốn dâng lên tổ tiên những hạt cốm dẻo thơm, vừa để tạ ơn, vừa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Hội thi không chỉ là dịp hội tụ các nghệ nhân người Tày Khao truyền lại kinh nghiệm làm cốm cho con cháu, mà còn tạo điều kiện cho nhân dân địa phương giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm cốm, từng bước đưa sản phẩm cốm đền Đông Cuông và các đặc sản từ cốm như: chè cốm, xôi cốm, bánh cốm, cốm lam trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách thập phương. Với những nghi thức truyền thống, hội thi khéo tay làm cốm thể hiện sức sống, tinh thần lễ hội đặc sắc, mang lại cho du khách và cả người dân địa phương cảm giác linh thiêng, tạo nên nét đặc sắc riêng có của một lễ hội lâu đời trên vùng đất Văn Yên.
Bên cạnh đó, lễ hội còn có hội thi hát Văn. Đây là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, đặc sắc trong lễ hội truyền thống nói chung và trong tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ Phủ nói riêng. Hàng năm, đền Đông Cuông có hai lễ hội chính đó là vào ngày Mão tháng Giêng và ngày Mão tháng 9 âm lịch. Năm 2009, Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Với ý nghĩa tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa chính đáng của đông đảo nhân dân. Qua đó khơi dậy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tình đoàn kết cộng đồng, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa. Đây cũng là dịp để cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên ôn lại những phong tục tập quán truyền thống của cha ông, khôi phục và duy trì nhưng nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời quảng bá những sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thu hút du khách đến với Văn Yên.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI
3805 lượt xem
Ban Biên tập
Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, cũng là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày Khao, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1. Nguồn gốc lễ hội
Theo phong tục truyền thống của người Tày Khao huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào ngày Mão đầu tiên của tháng 9 âm lịch hàng năm, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, bà con dân tộc Tày Khao, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bước vào lễ hội “Cơm mới”.
Theo truyền thống, lễ hội Cơm mới là để tạ ơn Mẫu Thượng Ngàn và các vị thần linh đã phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng thời báo cáo với tổ tiên là đã kết thúc mùa cấy gặt bội thu trong năm. Đây cũng là dịp để những người dân gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và giáo dục con cháu duy trì, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tày Khao và để nhân dân trong vùng và du khách bốn phương cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.
Trong lễ hội Cơm mới, bên cạnh các sản vật của một năm cấy trồng, chăn nuôi, Cốm là lễ vật đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong mâm lễ dâng đất trời, các vị thần linh. Để có được những hạt cốm thơm dẻo dâng Mẫu, cúng đất trời, tổ tiên, người Tày Khao cấy loại lúa nếp bản địa đặc biệt mà bà con ở đây gọi là Khấu Cải. Khi hạt lúa bắt đầu chắc hạt sẽ được gặt về nướng chín trong lò than củi, sau đó đem giã, sàng sảy thành những hạt cốm dẻo thơm.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội Cơm mới được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng 9 âm lịch hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội Cơm mới diễn ra trong khuôn viên đền Đông Cuông, thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là ngôi đền thờ Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn và các vị anh hùng người dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thời Trần.
4. Phần lễ hội
Mở đầu lễ hội Cơm mới là nghi lễ mổ trâu đen tế thần linh và hiến sinh cho trời đất. Theo tập tục độc đáo của người Tày Khao, đúng vào ngày Mão đầu tháng 9 hàng năm, người Tày Khao và nhân dân xã Đông Cuông tổ chức mổ trâu đen tế thần từ lúc 0h. Sau khi chủ lễ làm xong các thủ tục trình thần linh thổ địa cùng các quan ngài thần thánh, trâu sẽ được treo lên gốc cây mít cổ thụ hàng trăm năm tuổi trước cửa đền và được mổ rồi xả thịt chế biến làm 36 mâm cỗ đem vào trong đền cúng khao quân, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và quan, quân các triều đại đã hy sinh trong trận thủy chiến chống quân Nguyên Mông bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, người dân còn dâng lên Mẫu Đông Cuông đệ nhị thượng ngàn, Ngọc Hoàng và các đấng thần linh để tạ ơn trời đất các sản vật thu hoạch được trong năm, cầu khẩn cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Một trong những hoạt động hấp dẫn của lễ hội Cơm mới là hội thi khéo tay làm cốm. Cốm xanh là lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu tại lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông vào ngày Mão tháng 9 hàng năm. Lễ vật này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và đời sống tâm linh của người dân Tày Khao, với mong muốn dâng lên tổ tiên những hạt cốm dẻo thơm, vừa để tạ ơn, vừa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Hội thi không chỉ là dịp hội tụ các nghệ nhân người Tày Khao truyền lại kinh nghiệm làm cốm cho con cháu, mà còn tạo điều kiện cho nhân dân địa phương giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm cốm, từng bước đưa sản phẩm cốm đền Đông Cuông và các đặc sản từ cốm như: chè cốm, xôi cốm, bánh cốm, cốm lam trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách thập phương. Với những nghi thức truyền thống, hội thi khéo tay làm cốm thể hiện sức sống, tinh thần lễ hội đặc sắc, mang lại cho du khách và cả người dân địa phương cảm giác linh thiêng, tạo nên nét đặc sắc riêng có của một lễ hội lâu đời trên vùng đất Văn Yên.
Bên cạnh đó, lễ hội còn có hội thi hát Văn. Đây là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, đặc sắc trong lễ hội truyền thống nói chung và trong tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ Phủ nói riêng. Hàng năm, đền Đông Cuông có hai lễ hội chính đó là vào ngày Mão tháng Giêng và ngày Mão tháng 9 âm lịch. Năm 2009, Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Với ý nghĩa tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa chính đáng của đông đảo nhân dân. Qua đó khơi dậy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tình đoàn kết cộng đồng, ý thức bảo vệ các di sản văn hóa. Đây cũng là dịp để cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên ôn lại những phong tục tập quán truyền thống của cha ông, khôi phục và duy trì nhưng nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời quảng bá những sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thu hút du khách đến với Văn Yên.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI
Các bài khác
- Lễ hội quế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Hội Xòe Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ Vu Lan - Chùa Ngọc Am, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò (15/08/2016)
- Lễ hội cầu mưa của người Thái Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Đông - Nét đẹp văn hóa của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
Xem thêm »