CTTĐT - “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” là chủ đề của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ triển khai từ ngày 01/6/2024 đến ngày 30/6/2024 trên phạm vi toàn tỉnh.
Chủ đề của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030
Trong tháng cao điểm, tỉnh Yên Bái tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 trong đó tuyên truyền lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; các can thiệp cần thiết cho phụ nữ khi mang thai, khi sinh và bà mẹ, trẻ sau sinh từ mẹ nhiễm HIV; các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV khác: Lợi ích của các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai....
Triển khai thực hiện các hoạt động khác về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại các trạm y tế xã. Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Huy động sự tham gia của nam giới trong các hoạt động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản lồng ghép cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo các nội dung được quy định tại Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 4/7/2021 của Bộ Y tế “Hướng dẫn các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con” bao gồm tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong lần khám thai đầu tiên, tư vấn, chuyển tiếp và theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến điều trị ARV tại cơ sở điều trị HIV.
Các đơn vị điều trị HIV thực hiện tư vấn, điều trị ARV ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong việc theo dõi, quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV trước và sau sinh; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV và chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.
Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đặc biệt là ở đồng bào vùng dân tộc và miền núi.
Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
1414 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030” là chủ đề của Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ triển khai từ ngày 01/6/2024 đến ngày 30/6/2024 trên phạm vi toàn tỉnh.Trong tháng cao điểm, tỉnh Yên Bái tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 trong đó tuyên truyền lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; thời điểm phụ nữ nhiễm HIV có thể mang thai an toàn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con; lợi ích của điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; các can thiệp cần thiết cho phụ nữ khi mang thai, khi sinh và bà mẹ, trẻ sau sinh từ mẹ nhiễm HIV; các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV khác: Lợi ích của các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV dành cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai....
Triển khai thực hiện các hoạt động khác về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại các trạm y tế xã. Tổ chức các chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Huy động sự tham gia của nam giới trong các hoạt động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản lồng ghép cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo các nội dung được quy định tại Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 4/7/2021 của Bộ Y tế “Hướng dẫn các can thiệp dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con” bao gồm tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong lần khám thai đầu tiên, tư vấn, chuyển tiếp và theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến điều trị ARV tại cơ sở điều trị HIV.
Các đơn vị điều trị HIV thực hiện tư vấn, điều trị ARV ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong việc theo dõi, quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV trước và sau sinh; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV và chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.
Vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ (già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, trưởng họ, trưởng tộc...) và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đặc biệt là ở đồng bào vùng dân tộc và miền núi.
Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.