Ngày 8-6, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP), kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện ATTP.
Xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm
Việc kiểm tra tập trung vào đối tượng là cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, thức ăn đường phố, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể... Đồng thời, chú ý kiểm soát chất lượng ATTP đối với các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân làm từ thiện, hoặc hỗ trợ người dân trong mùa nắng nóng, mùa mưa, lũ nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên tục về các biện pháp bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Tính đến tháng 6-2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2023 nhưng số người bị ngộ độc lại tăng hơn 1.000 trường hợp.
(Theo SGGP)
1178 lượt xem
Ngày 8-6, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP), kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện ATTP.Việc kiểm tra tập trung vào đối tượng là cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, thức ăn đường phố, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể... Đồng thời, chú ý kiểm soát chất lượng ATTP đối với các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân làm từ thiện, hoặc hỗ trợ người dân trong mùa nắng nóng, mùa mưa, lũ nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên tục về các biện pháp bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Tính đến tháng 6-2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm, giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2023 nhưng số người bị ngộ độc lại tăng hơn 1.000 trường hợp.
(Theo SGGP)