CTTĐT - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, huyện Văn Yên đã thể hiện rõ khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, bảo vệ vững chắc “vùng xanh” an toàn của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đã chủ động, linh hoạt, biến những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 thành động lực, thành cơ hội để giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Hiện tại huyện Văn Yên đã và đang thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Văn Yên phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Song song với việc chủ động, sáng tạo, tập hợp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, huyện Văn Yên đã linh hoạt, nhanh nhạy, biến những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid - 19 gây ra thành động lực, cơ hội để phát triển kinh tế. Huyện đã phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương tiếp tục tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới với việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Hà Đức Anh - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Huyện Văn Yên đã đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với phòng chống dịch bệnh. Đến nay đã xây dựng thực hiện 02 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, đồng thời duy trì và mở rộng đối với những chuỗi giá trị đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thực tiễn. Quan tâm khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của huyện gắn với đẩy mạnh việc tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra bền vững cho các sản phẩm. Triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", trong 8 tháng đầu năm 2021, huyện Văn Yên đã có 5 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao, đang xây dựng 1 sản phẩm đạt hạng 3 sao và đăng ký thực hiện 1 sản phẩm đạt hạng 4 sao đó là sản phẩm Quế sáo.”
Để hỗ trợ người dân từng bước phục hồi và phát triển kinh tế khi dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện Nghị quyết 69/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện Văn Yên đã tiến hành đăng ký trong cả 2 đợt được 4 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, 243 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ trên 10 tỷ đồng. Trong đó, đợt 1 huyện Văn Yên được phê duyệt hỗ trợ là 3 tỷ 278 triệu đồng cho 93 cơ sở và 1 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị. Đợt 2, huyện Văn Yên đề nghị hỗ trợ khoảng hơn 7 tỷ đồng cho 160 cơ sở và 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị. Từ Nghị quyết này đã hình thành nhiều mô hình kinh tế, nhất là hình thành được các mô hình chăn nuôi có quy mô phù hợp với địa phương cũng như cá nhân gia đình các hộ dân. Đây cũng chính là “cú hích” tạo sức bật cho sản xuất nông, lâm nghiệp ở vùng cao Văn Yên. Bên cạnh đó, huyện đã chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện một số mô hình thử nghiệm mới có tiềm năng, năng suất cao và giá trị kinh tế lớn như mô hình nuôi gà ri lai quy mô 100 con/mô hình; mô hình nuôi dê bách thảo số lượng 10 con/mô hình; mô hình trồng trám đen tại xã Xuân Tầm, mô hình trồng lê tai nung tại xã Nà Hẩu, hồng giòn tại xã Lang Thíp và na Đài Loan tại xã Châu Quế Hạ; triển khai chương trình sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao với diện tích là 17 ha tại các xã Yên Phú, Đại Phác, Đông Cuông.
Song song với đó, huyện Văn Yên cũng tăng cường hỗ trợ các thành phần kinh tế vừa tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hết tháng 8/2021 giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 790 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 1.612 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,5 triệu USD, đạt 65,8% kế hoạch. Riêng đối với việc sản xuất, chế biến quế, hiện nay toàn huyện có 86 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã sản xuất kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm hàng hóa liên quan tới quế với trên 50 sản phẩm các loại xuất khẩu ra các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Băng La Đét, Ấn Độ, Singapo, Mỹ, Anh, Hà Lan... với giá trị trên 2,2 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện thành lập mới 28 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 130 tổ hợp tác.
Với những quyết sách đúng đắn, sự điều hành linh hoạt, kịp thời, giải pháp phù hợp cùng với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, tin tưởng rằng huyện Văn Yên sẽ tiếp tục kiên định hoàn thành “mục tiêu kép”, đưa huyện Văn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.
1186 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Ngọc Nghĩa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, huyện Văn Yên đã thể hiện rõ khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, bảo vệ vững chắc “vùng xanh” an toàn của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện Văn Yên đã chủ động, linh hoạt, biến những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 thành động lực, thành cơ hội để giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Hiện tại huyện Văn Yên đã và đang thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với việc chủ động, sáng tạo, tập hợp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, huyện Văn Yên đã linh hoạt, nhanh nhạy, biến những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid - 19 gây ra thành động lực, cơ hội để phát triển kinh tế. Huyện đã phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương tiếp tục tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới với việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Hà Đức Anh - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Huyện Văn Yên đã đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với phòng chống dịch bệnh. Đến nay đã xây dựng thực hiện 02 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, đồng thời duy trì và mở rộng đối với những chuỗi giá trị đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thực tiễn. Quan tâm khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của huyện gắn với đẩy mạnh việc tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra bền vững cho các sản phẩm. Triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", trong 8 tháng đầu năm 2021, huyện Văn Yên đã có 5 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao, đang xây dựng 1 sản phẩm đạt hạng 3 sao và đăng ký thực hiện 1 sản phẩm đạt hạng 4 sao đó là sản phẩm Quế sáo.”
Để hỗ trợ người dân từng bước phục hồi và phát triển kinh tế khi dịch bệnh Covid - 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện Nghị quyết 69/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện Văn Yên đã tiến hành đăng ký trong cả 2 đợt được 4 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, 243 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ trên 10 tỷ đồng. Trong đó, đợt 1 huyện Văn Yên được phê duyệt hỗ trợ là 3 tỷ 278 triệu đồng cho 93 cơ sở và 1 dự án sản xuất theo chuỗi giá trị. Đợt 2, huyện Văn Yên đề nghị hỗ trợ khoảng hơn 7 tỷ đồng cho 160 cơ sở và 3 dự án liên kết theo chuỗi giá trị. Từ Nghị quyết này đã hình thành nhiều mô hình kinh tế, nhất là hình thành được các mô hình chăn nuôi có quy mô phù hợp với địa phương cũng như cá nhân gia đình các hộ dân. Đây cũng chính là “cú hích” tạo sức bật cho sản xuất nông, lâm nghiệp ở vùng cao Văn Yên. Bên cạnh đó, huyện đã chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện một số mô hình thử nghiệm mới có tiềm năng, năng suất cao và giá trị kinh tế lớn như mô hình nuôi gà ri lai quy mô 100 con/mô hình; mô hình nuôi dê bách thảo số lượng 10 con/mô hình; mô hình trồng trám đen tại xã Xuân Tầm, mô hình trồng lê tai nung tại xã Nà Hẩu, hồng giòn tại xã Lang Thíp và na Đài Loan tại xã Châu Quế Hạ; triển khai chương trình sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao với diện tích là 17 ha tại các xã Yên Phú, Đại Phác, Đông Cuông.
Song song với đó, huyện Văn Yên cũng tăng cường hỗ trợ các thành phần kinh tế vừa tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hết tháng 8/2021 giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 790 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 1.612 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,5 triệu USD, đạt 65,8% kế hoạch. Riêng đối với việc sản xuất, chế biến quế, hiện nay toàn huyện có 86 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã sản xuất kinh doanh các ngành nghề, sản phẩm hàng hóa liên quan tới quế với trên 50 sản phẩm các loại xuất khẩu ra các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Băng La Đét, Ấn Độ, Singapo, Mỹ, Anh, Hà Lan... với giá trị trên 2,2 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện thành lập mới 28 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 130 tổ hợp tác.
Với những quyết sách đúng đắn, sự điều hành linh hoạt, kịp thời, giải pháp phù hợp cùng với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân, tin tưởng rằng huyện Văn Yên sẽ tiếp tục kiên định hoàn thành “mục tiêu kép”, đưa huyện Văn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.