CTTĐT - Nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn có địa bàn rộng với 18 dân tộc anh em sinh sống. 30 năm sau ngày tái lập tỉnh Yên Bái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Văn Chấn luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành được nhiều thành tựu trên các mặt phát triển kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy thăm, kiểm tra việc thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện
Sau tái lập tỉnh Yên Bái 1/10/1991, Văn Chấn là một trong 4 huyện, thị, phía Tây của tỉnh Yên Bái. Huyện có địa bàn rộng với 34 xã, thị trấn, trong đó có 18 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Trong bối cảnh nhân dân vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới, hạ tầng giao thông, thủy lợi bị tàn phá, đời sống kinh tế chưa khôi phục được, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tỷ lệ đói nghèo vẫn còn ở mức rất cao.
Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Văn Chấn luôn đạt trên 12%, kinh tế tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; an sinh xã hội được đảm bảo. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm ở mức 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2015.
Thiếu tướng Sa Minh Trắc - Nguyên Phó tư lệnh Quân Khu 2 cho biết: “Nhìn lại 30 năm qua, có thể thấy là có sự bứt phá kỳ diệu. Có nhiều thành tựu, đặc biệt là cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn phát triển rất mạnh mẽ, đường xá đi lại bây giờ rất thuận lợi nhiều so với trước. Tỉnh, huyện đã có những chủ trương rất là mạnh bạo và có những bứt phá. Việc chỉ đạo của lãnh đạo các cấp luôn trúng và đúng, sát với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân”.
Có được kết quả đó, huyện Văn Chấn đã phát huy thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung phát triển các vùng chuyên canh sản xuất gắn với thế mạnh của từng vùng, động viên nhân dân làm theo lời Bác Hồ dạy nhân dân Yên Bái “đoàn kết, giúp đỡ nhau, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ứng dụng KHKT mới vào canh tác và xóa bỏ các tập quán lạc hậu”. Huyện đã triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp. Qua đó đã góp phần hình thành các vùng chuyên canh quế, cây ăn quả có múi, chuyên canh chè và vùng sản xuất lúa hàng hóa. Đến nay, toàn huyện có trên 8500 ha quế, trên 2.500 ha cam, quýt, 4.500 ha chè và trên 2600 ha lúa nước. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt trên 65.000 tấn, sản lượng cam quýt đạt trên 13.000 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 46.000 tấn, tổng đàn gia súc đạt trên 120.000 con. Đặc biệt, huyện đã chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết, từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh. Huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và sản phẩm cam quả Văn Chấn; xây dựng được 12 chuỗi liên kết giá trị, 10 sản phảm đạt chứng nhận OCOP.
Song song với phát triển nông - lâm - nghiệp, Văn Chấn đã đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Nhiều dự án lớn được đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất hiệu quả như: nhà máy thủy điện Văn Chấn công suất 57 MW, nhà máy tuyển quặng sắt làng Mỵ, nhà máy sản xuất tinh dầu quế Sơn Lương, công ty TNHH sản xuất y học cổ truyền Đông dược Thế Gia, Công ty NipponZuky cùng gần 60 công ty, cơ sở chế biến chè hàng năm, đóng góp trên 80 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Với các giải pháp thu hút đầu tư, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2015 đạt trên 900 tỷ đồng, năm 2020, đạt trên 1400 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ huyện đã huy động và sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Với sự đầu tư của Nhà nước cùng nguồn lực xã hội hóa, bộ mặt nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao đã không ngừng được cải thiện. Đến nay, 65% các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã và đến các thôn bản đã được cứng hóa. Huyện đã có 6 /21 xã cán đích nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã chuẩn bị cán đích và 12 xã khác đã hoàn thành 10 tiêu chí trở lên. Các lĩnh vực y tế giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư, an sinh xã hội được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng; quốc phòng – an ninh luôn được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội, huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và củng cố hệ thống chính trị theo hướng vững mạnh toàn diện. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã cụ thể hóa các Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII), gắn với những nội dung của việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các cấp ủy đảng đã thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Phát huy thành tựu đã đạt được, huyện Văn Chấn đang tiếp tục quán triệt, triển khai vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, quyết tâm giữ vững thành quả đạt được và xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.,
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chia sẻ: “Thời gian tới, Đảng bộ huyện tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong sạch vững mạnh, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông - lâm - nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Để thực hiện các mục tiêu này huyện sẽ xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch làm cơ sở thực hiện. Có sự phân công, phân cấp cụ thể cho phòng, ban, đơn vị, cán bộ lãnh đạo tự chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực phụ trách. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và sâu sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra”.
30 năm cùng Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Văn Chấn luôn tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, sáng tạo, kịp thời tổng kết thực tiễn, đề ra quyết sách đường lối phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đã luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của các cấp vào thực tiễn. Họ đã đóng góp làm dày thêm truyền thống của quê hương Văn Chấn anh hùng. Bước vào thời kỳ hội nhập Quốc tế, tổng kết quá trình đổi mới hình thành nhận thức mới từ thực tiễn huyện Văn Chấn đang nỗ lực tranh thủ thời cơ, huy động mọi nguồn lực, chủ động vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra đưa Văn Chấn vững bước đi lên trên con đường đổi mới./.
2038 lượt xem
CTV: Trần Van - Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn có địa bàn rộng với 18 dân tộc anh em sinh sống. 30 năm sau ngày tái lập tỉnh Yên Bái, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Văn Chấn luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành được nhiều thành tựu trên các mặt phát triển kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh. Sau tái lập tỉnh Yên Bái 1/10/1991, Văn Chấn là một trong 4 huyện, thị, phía Tây của tỉnh Yên Bái. Huyện có địa bàn rộng với 34 xã, thị trấn, trong đó có 18 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Trong bối cảnh nhân dân vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới, hạ tầng giao thông, thủy lợi bị tàn phá, đời sống kinh tế chưa khôi phục được, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tỷ lệ đói nghèo vẫn còn ở mức rất cao.
Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Văn Chấn luôn đạt trên 12%, kinh tế tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; an sinh xã hội được đảm bảo. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm ở mức 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2015.
Thiếu tướng Sa Minh Trắc - Nguyên Phó tư lệnh Quân Khu 2 cho biết: “Nhìn lại 30 năm qua, có thể thấy là có sự bứt phá kỳ diệu. Có nhiều thành tựu, đặc biệt là cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn phát triển rất mạnh mẽ, đường xá đi lại bây giờ rất thuận lợi nhiều so với trước. Tỉnh, huyện đã có những chủ trương rất là mạnh bạo và có những bứt phá. Việc chỉ đạo của lãnh đạo các cấp luôn trúng và đúng, sát với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân”.
Có được kết quả đó, huyện Văn Chấn đã phát huy thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung phát triển các vùng chuyên canh sản xuất gắn với thế mạnh của từng vùng, động viên nhân dân làm theo lời Bác Hồ dạy nhân dân Yên Bái “đoàn kết, giúp đỡ nhau, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ứng dụng KHKT mới vào canh tác và xóa bỏ các tập quán lạc hậu”. Huyện đã triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp. Qua đó đã góp phần hình thành các vùng chuyên canh quế, cây ăn quả có múi, chuyên canh chè và vùng sản xuất lúa hàng hóa. Đến nay, toàn huyện có trên 8500 ha quế, trên 2.500 ha cam, quýt, 4.500 ha chè và trên 2600 ha lúa nước. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt trên 65.000 tấn, sản lượng cam quýt đạt trên 13.000 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 46.000 tấn, tổng đàn gia súc đạt trên 120.000 con. Đặc biệt, huyện đã chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết, từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh. Huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và sản phẩm cam quả Văn Chấn; xây dựng được 12 chuỗi liên kết giá trị, 10 sản phảm đạt chứng nhận OCOP.
Song song với phát triển nông - lâm - nghiệp, Văn Chấn đã đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Nhiều dự án lớn được đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất hiệu quả như: nhà máy thủy điện Văn Chấn công suất 57 MW, nhà máy tuyển quặng sắt làng Mỵ, nhà máy sản xuất tinh dầu quế Sơn Lương, công ty TNHH sản xuất y học cổ truyền Đông dược Thế Gia, Công ty NipponZuky cùng gần 60 công ty, cơ sở chế biến chè hàng năm, đóng góp trên 80 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Với các giải pháp thu hút đầu tư, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2015 đạt trên 900 tỷ đồng, năm 2020, đạt trên 1400 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng NTM, Đảng bộ huyện đã huy động và sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở. Với sự đầu tư của Nhà nước cùng nguồn lực xã hội hóa, bộ mặt nông thôn từ vùng thấp đến vùng cao đã không ngừng được cải thiện. Đến nay, 65% các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã và đến các thôn bản đã được cứng hóa. Huyện đã có 6 /21 xã cán đích nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã chuẩn bị cán đích và 12 xã khác đã hoàn thành 10 tiêu chí trở lên. Các lĩnh vực y tế giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư, an sinh xã hội được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng; quốc phòng – an ninh luôn được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội, huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và củng cố hệ thống chính trị theo hướng vững mạnh toàn diện. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã cụ thể hóa các Nghị quyết Trung ương 4 và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII), gắn với những nội dung của việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các cấp ủy đảng đã thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Phát huy thành tựu đã đạt được, huyện Văn Chấn đang tiếp tục quán triệt, triển khai vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, quyết tâm giữ vững thành quả đạt được và xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.,
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chia sẻ: “Thời gian tới, Đảng bộ huyện tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong sạch vững mạnh, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông - lâm - nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Để thực hiện các mục tiêu này huyện sẽ xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch làm cơ sở thực hiện. Có sự phân công, phân cấp cụ thể cho phòng, ban, đơn vị, cán bộ lãnh đạo tự chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực phụ trách. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và sâu sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra”.
30 năm cùng Đảng bộ tỉnh Yên Bái thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Văn Chấn luôn tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, sáng tạo, kịp thời tổng kết thực tiễn, đề ra quyết sách đường lối phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đã luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của các cấp vào thực tiễn. Họ đã đóng góp làm dày thêm truyền thống của quê hương Văn Chấn anh hùng. Bước vào thời kỳ hội nhập Quốc tế, tổng kết quá trình đổi mới hình thành nhận thức mới từ thực tiễn huyện Văn Chấn đang nỗ lực tranh thủ thời cơ, huy động mọi nguồn lực, chủ động vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra đưa Văn Chấn vững bước đi lên trên con đường đổi mới./.