CTTĐT - Huyện Trạm Tấu vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện dự án mô hình liên kết sản xuất khoai sọ tại xã Bản Mù.
Năng suất khoai sọ trung bình đạt trên 98 tấn/ha
Tham gia thực hiện mô hình có 56 hộ dân tại 4 xã là Hát Lừu, Trạm Tấu, Xà Hồ và xã Bản Mù với tổng quy mô 10ha. Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2021. Quá trình thực hiện mô hình người dân được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn về các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình liên kết sản xuất khoai sọ cho thấy, năng suất trung bình đạt trên 98 tấn/ha, với mức giá hiện tại khoai sọ nương Trạm Tấu có giá khoảng 16 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu, người dân thu nhập đạt trên 113 triệu đồng/ha, cao hơn hẳn so với một số loại cây trồng khác hiện có trên địa bàn huyện.
Thông qua mô hình nhằm tạo bước đột phá mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời tạo sản phẩm có chất lượng, đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp người dân tận dụng được các diện tích đất ruộng khô hạn không chủ động được nguồn nước. Đây là giống khoai bản địa, cây thấp, củ tròn, vỏ mỏng, da trắng, ăn dẻo, đậm thơm và có hàm lượng dinh dưỡng cao và là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô và các cây trồng khác trên địa bàn huyện.
Năm 2022, huyện Trạm Tấu tiếp tục mở rộng diện tích trồng khoai sọ từ 212 ha lên 400ha. Để đạt được kết quả trên, huyện Trạm Tấu chỉ đạo UBND các xã rà soát diện tích thực tế, phù hợp, tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh gây hại, truyên truyền vận động người dân thu hoạch khoai đúng mùa vụ, bảo quản tốt nguồn giống phục vụ cho vụ trồng kế tiếp.
1127 lượt xem
CTV: Duy Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Trạm Tấu vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện dự án mô hình liên kết sản xuất khoai sọ tại xã Bản Mù. Tham gia thực hiện mô hình có 56 hộ dân tại 4 xã là Hát Lừu, Trạm Tấu, Xà Hồ và xã Bản Mù với tổng quy mô 10ha. Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2021. Quá trình thực hiện mô hình người dân được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn về các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
Đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình liên kết sản xuất khoai sọ cho thấy, năng suất trung bình đạt trên 98 tấn/ha, với mức giá hiện tại khoai sọ nương Trạm Tấu có giá khoảng 16 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu, người dân thu nhập đạt trên 113 triệu đồng/ha, cao hơn hẳn so với một số loại cây trồng khác hiện có trên địa bàn huyện.
Thông qua mô hình nhằm tạo bước đột phá mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời tạo sản phẩm có chất lượng, đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp người dân tận dụng được các diện tích đất ruộng khô hạn không chủ động được nguồn nước. Đây là giống khoai bản địa, cây thấp, củ tròn, vỏ mỏng, da trắng, ăn dẻo, đậm thơm và có hàm lượng dinh dưỡng cao và là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô và các cây trồng khác trên địa bàn huyện.
Năm 2022, huyện Trạm Tấu tiếp tục mở rộng diện tích trồng khoai sọ từ 212 ha lên 400ha. Để đạt được kết quả trên, huyện Trạm Tấu chỉ đạo UBND các xã rà soát diện tích thực tế, phù hợp, tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh gây hại, truyên truyền vận động người dân thu hoạch khoai đúng mùa vụ, bảo quản tốt nguồn giống phục vụ cho vụ trồng kế tiếp.