CTTĐT - Thời gian qua, nhiều hộ dân vùng cao Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đã đầu tư phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn với chuỗi giá trị. Chăn nuôi gia trại, trang trại đang đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và thoát nghèo bền vững cho nhiều hộ dân nơi đây.
Mô hình 10 con bò 3B thương phẩm của gia đình anh Phạm Văn Triều thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên..
Do điều kiện gia đình không còn bãi chăn thả đàn đại gia súc, anh Phạm Văn Triều thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh đã trồng 1 mẫu cỏ voi phục vụ chăn nuôi. Sau khi tìm hiểu các giống bò mới, anh quyết định đầu tư 200 triệu đồng để nuôi 10 con bò giống 3B, anh được tập huấn khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Theo anh Phạm Văn Triều, chăn nuôi bò bằng hình thức nuôi nhốt tốn ít công chăm sóc, dễ phòng chống dịch bệnh, bò lớn nhanh, thu nhập bình quân mỗi con bò đạt 1 triệu đồng/tháng.
Năm 2018, ông Trần Minh Đào thôn Yên Thịnh đầu tư chuồng trại để mua 50 đôi chim bồ câu Pháp về nuôi. Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăm sóc, đến nay trang trại nhà ông Đào đang duy trì 400 cặp bồ câu bố mẹ và mỗi tháng lãi trên 10 triệu đồng từ việc xuất bán trên 200 đôi chim thịt cho thị trường thành phố Yên Bái. Ông Trần Minh Đào - Thôn Yên Thịnh cho biết thêm: Do giá cám đang ở mức cao, giá thịt hơi xuống thấp, nên giờ nuôi con gì cũng không có lãi, nhưng đối với nuôi chim bồ câu mỗi cặp chim thịt nuôi trong 28 ngày lãi được 40.000 đồng, thời điểm cao lãi có thể lên tới 80.000 đồng. Gia đình tôi dự định tiếp tục nhân đàn trên 1.000 cặp bố mẹ để đáp ứng nhu cầu chim bồ câu thương phẩm của thị trường.
Trước đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Hưng Thịnh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, trong hộ gia đình; tốc độ phát triển chậm, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Để chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện, xã Hưng Thịnh còn chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề, vốn cho nông dân, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi giá trị và đa dạng về chủng loại… Nhờ đó, đến nay Hưng Thịnh có tổng đầu đàn gia súc chính là trên 4.300 con và trên 42 con gia cầm các loại, trong đó có gần 50 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, chim bồ câu giống mới. Qua 9 tháng, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 670 tấn, giá trị trên 25 tỷ đồng. Chị Hà Thị Huyền Trang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Thịnh cho rằng: Hội nông dân xã tuyên truyền, vận động hỗ trợ hội viên sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức tập huấn KHKT cho hội viên. Hiện Hội Nông dân xã đang quản lý các mô hình, dự án nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, gà thương phẩm theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh và nguồn hỗ trợ của Hội Nông dân cấp trên, tất cả các mô hình chăn nuôi đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình 50 con dê Bách Thảo sinh sản của gia đình anh Đinh Công Đoàn thôn Kim Bình cho doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Hầu hết các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại ở xã Hưng Thịnh đều được gắn với chuỗi giá trị, từ việc cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi đến bao tiêu sản phẩm, vì vậy ngày càng nhiều người dân đầu tư cho chăn nuôi. Đây thực sự là một trong những hướng đi góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Ông Đinh Đình Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh khẳng định: Xã Hưng Thịnh tiếp tục vận động người dân chuyển đổi sang chăn nuôi tập trung theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn với việc mở rộng các đối tượng, tăng đầu đàn vật nuôi.
Có thể nói, chăn nuôi hàng hóa ở xã Hưng Thịnh, không chỉ tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mà còn tạo tính liên kết chuỗi giá trị khép kín, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.
1090 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, nhiều hộ dân vùng cao Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đã đầu tư phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn với chuỗi giá trị. Chăn nuôi gia trại, trang trại đang đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và thoát nghèo bền vững cho nhiều hộ dân nơi đây.Do điều kiện gia đình không còn bãi chăn thả đàn đại gia súc, anh Phạm Văn Triều thôn Khang Chính xã Hưng Thịnh đã trồng 1 mẫu cỏ voi phục vụ chăn nuôi. Sau khi tìm hiểu các giống bò mới, anh quyết định đầu tư 200 triệu đồng để nuôi 10 con bò giống 3B, anh được tập huấn khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Theo anh Phạm Văn Triều, chăn nuôi bò bằng hình thức nuôi nhốt tốn ít công chăm sóc, dễ phòng chống dịch bệnh, bò lớn nhanh, thu nhập bình quân mỗi con bò đạt 1 triệu đồng/tháng.
Năm 2018, ông Trần Minh Đào thôn Yên Thịnh đầu tư chuồng trại để mua 50 đôi chim bồ câu Pháp về nuôi. Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăm sóc, đến nay trang trại nhà ông Đào đang duy trì 400 cặp bồ câu bố mẹ và mỗi tháng lãi trên 10 triệu đồng từ việc xuất bán trên 200 đôi chim thịt cho thị trường thành phố Yên Bái. Ông Trần Minh Đào - Thôn Yên Thịnh cho biết thêm: Do giá cám đang ở mức cao, giá thịt hơi xuống thấp, nên giờ nuôi con gì cũng không có lãi, nhưng đối với nuôi chim bồ câu mỗi cặp chim thịt nuôi trong 28 ngày lãi được 40.000 đồng, thời điểm cao lãi có thể lên tới 80.000 đồng. Gia đình tôi dự định tiếp tục nhân đàn trên 1.000 cặp bố mẹ để đáp ứng nhu cầu chim bồ câu thương phẩm của thị trường.
Trước đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Hưng Thịnh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, trong hộ gia đình; tốc độ phát triển chậm, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Để chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi giá trị, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện, xã Hưng Thịnh còn chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề, vốn cho nông dân, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi giá trị và đa dạng về chủng loại… Nhờ đó, đến nay Hưng Thịnh có tổng đầu đàn gia súc chính là trên 4.300 con và trên 42 con gia cầm các loại, trong đó có gần 50 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, chim bồ câu giống mới. Qua 9 tháng, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 670 tấn, giá trị trên 25 tỷ đồng. Chị Hà Thị Huyền Trang - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hưng Thịnh cho rằng: Hội nông dân xã tuyên truyền, vận động hỗ trợ hội viên sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức tập huấn KHKT cho hội viên. Hiện Hội Nông dân xã đang quản lý các mô hình, dự án nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, gà thương phẩm theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh và nguồn hỗ trợ của Hội Nông dân cấp trên, tất cả các mô hình chăn nuôi đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình 50 con dê Bách Thảo sinh sản của gia đình anh Đinh Công Đoàn thôn Kim Bình cho doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Hầu hết các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại ở xã Hưng Thịnh đều được gắn với chuỗi giá trị, từ việc cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi đến bao tiêu sản phẩm, vì vậy ngày càng nhiều người dân đầu tư cho chăn nuôi. Đây thực sự là một trong những hướng đi góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Ông Đinh Đình Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh khẳng định: Xã Hưng Thịnh tiếp tục vận động người dân chuyển đổi sang chăn nuôi tập trung theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn với việc mở rộng các đối tượng, tăng đầu đàn vật nuôi.
Có thể nói, chăn nuôi hàng hóa ở xã Hưng Thịnh, không chỉ tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mà còn tạo tính liên kết chuỗi giá trị khép kín, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.