CTTĐT - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký văn bản số 626/TTg-V.I của Thủ tướng Chính phủ về việc quán triệt, tổ chức thực hiện quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị.
Ảnh minh họa.
Văn bản nêu: Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 131-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (Quy định số 131-QĐ/TW). Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy định trên, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương), các cơ quan có chức năng thanh tra, các tổ chức, đơn vị thanh tra quán triệt, tổ chức thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW với các nội dung cụ thể sau:
1- Quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả Quy định số 131-QĐ/TW, các chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra và chỉ đạo của cấp trên về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, không để tham nhũng, tiêu cực; kịp thời tham mưu, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
2- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thực thi công vụ; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác người có chức vụ, quyền hạn theo quy định; bảo vệ, khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý sai phạm hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3- Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các quy định khác có liên quan theo chức năng, thẩm quyền để bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra đạt hiệu lực, hiệu quả.
4- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động kiểm toán độc lập và các quy định khác có liên quan để bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán.
5- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, viên chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm phòng ngừa và phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; biểu dương, khen thưởng kịp thời cán bộ, công chức, viên chức phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm.
6- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
7- Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có chức năng thanh tra, các tổ chức, đơn vị thanh tra quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ nêu trên, đảm bảo tiến độ, chất lượng; định kỳ (Quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm) báo cáo kết quả thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và khi có yêu cầu. Thanh tra Chính phủ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
541 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký văn bản số 626/TTg-V.I của Thủ tướng Chính phủ về việc quán triệt, tổ chức thực hiện quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị.Văn bản nêu: Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 131-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (Quy định số 131-QĐ/TW). Để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy định trên, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương), các cơ quan có chức năng thanh tra, các tổ chức, đơn vị thanh tra quán triệt, tổ chức thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW với các nội dung cụ thể sau:
1- Quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả Quy định số 131-QĐ/TW, các chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra và chỉ đạo của cấp trên về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, không để tham nhũng, tiêu cực; kịp thời tham mưu, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
2- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thực thi công vụ; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác người có chức vụ, quyền hạn theo quy định; bảo vệ, khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý sai phạm hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3- Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các quy định khác có liên quan theo chức năng, thẩm quyền để bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra đạt hiệu lực, hiệu quả.
4- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động kiểm toán độc lập và các quy định khác có liên quan để bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán.
5- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, viên chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm phòng ngừa và phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; biểu dương, khen thưởng kịp thời cán bộ, công chức, viên chức phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm.
6- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
7- Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có chức năng thanh tra, các tổ chức, đơn vị thanh tra quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ nêu trên, đảm bảo tiến độ, chất lượng; định kỳ (Quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm) báo cáo kết quả thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và khi có yêu cầu. Thanh tra Chính phủ tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các bài khác
- Quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị có hiệu lực từ 1/9/2024
(26/08/2024)
- Phát động cuộc thi viết “Dấu ấn ngành thuế qua 80 năm xây dựng và phát triển” (22/08/2024)
- Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ (20/08/2024)
- Ưu tiên giải quyết ngay những vấn đề nóng, cấp bách của người dân, doanh nghiệp (08/08/2024)
- Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai (05/08/2024)
- Thông cáo báo chí: 'Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay' (29/07/2024)
- Thông báo tuyển dụng lao động làm việc tại Nhật Bản (24/07/2024)
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (18/07/2024)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật (28/06/2024)
- Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024 (19/06/2024)
Xem thêm »