CTTĐT - Vừa qua, UBND huyện Văn Chấn tổ chức Hội thảo quản lý và phát triển nhãn hiệu Cam Văn Chấn
Toàn cảnh hội thảo
Huyện Văn Chấn hiện có hơn 1.300 ha cam, quýt, tập trung chủ yếu ở vùng ngoài của huyện như các xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú, với năng suất trung bình 12 -15 tấn/ha. Cam Văn Chấn có vị ngọt mát, thơm, vàng, khả năng tiêu thụ ổn định và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân, nhãn hiệu "Cam Văn Chấn" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ.
Tại hội thảo các đại biểu đã được chia sẻ thông tin, lắng nghe những kinh nghiệm từ các nhà quản lý, các nhà khoa học và nguyện vọng của chính những người dân trồng cam. Các nhà khoa học cho rằng cần chọn bộ giống tốt, ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Các đại biểu tham gia hội thảo cũng nhất trí cao với các giải pháp đồng bộ như: Quy hoạch vùng chuyên canh, liên kết sản xuất có sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước và nhà nông để tạo thành chuỗi giá trị khép kín. Đồng thời tăng cường kiểm soát giá trị chất lượng sản phẩm Cam, cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương. Các hộ trồng Cam trong huyện cần giữ nhãn hiệu bền vững, tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGap, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật...cho việc sản xuất cam và các quy trình sản xuất hướng tới các siêu thị và hệ thống bán lẻ trong nước.
Để nâng tầm giá trị của cam Văn Chấn, bà con đang tập trung đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành những vùng cam hàng hóa, như cam Đường canh, cam sành, cam chanh và tiến tới xây dựng vùng cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, để đảm bảo quy hoạch diện tích cây ăn quả có múi, huyện đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân trồng cải tạo các diện tích cam già cỗi, theo dõi, lập hồ sơ quản lý và hướng dẫn bà con trồng mới các diện tích cam theo đúng quy hoạch của huyện. Đồng thời khuyến khích người trồng cam sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, thay thế cho phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, vừa bảo đảm an toàn, vừa tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tác động tích cực đến mục tiêu xây dựng thương hiệu cam sạch Văn Chấn.
Huyện Văn Chấn phấn đấu đến năm 2020 có 2.500 ha cam. Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả, đặc biệt là những diện tích chè già cỗi, những diện tích rừng phân tán đã khai thác… thành vùng trồng cam.
1810 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua, UBND huyện Văn Chấn tổ chức Hội thảo quản lý và phát triển nhãn hiệu Cam Văn ChấnHuyện Văn Chấn hiện có hơn 1.300 ha cam, quýt, tập trung chủ yếu ở vùng ngoài của huyện như các xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú, với năng suất trung bình 12 -15 tấn/ha. Cam Văn Chấn có vị ngọt mát, thơm, vàng, khả năng tiêu thụ ổn định và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình. Với sự cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân, nhãn hiệu "Cam Văn Chấn" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ.
Tại hội thảo các đại biểu đã được chia sẻ thông tin, lắng nghe những kinh nghiệm từ các nhà quản lý, các nhà khoa học và nguyện vọng của chính những người dân trồng cam. Các nhà khoa học cho rằng cần chọn bộ giống tốt, ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Các đại biểu tham gia hội thảo cũng nhất trí cao với các giải pháp đồng bộ như: Quy hoạch vùng chuyên canh, liên kết sản xuất có sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước và nhà nông để tạo thành chuỗi giá trị khép kín. Đồng thời tăng cường kiểm soát giá trị chất lượng sản phẩm Cam, cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương. Các hộ trồng Cam trong huyện cần giữ nhãn hiệu bền vững, tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGap, an toàn vệ sinh thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật...cho việc sản xuất cam và các quy trình sản xuất hướng tới các siêu thị và hệ thống bán lẻ trong nước.
Để nâng tầm giá trị của cam Văn Chấn, bà con đang tập trung đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành những vùng cam hàng hóa, như cam Đường canh, cam sành, cam chanh và tiến tới xây dựng vùng cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, để đảm bảo quy hoạch diện tích cây ăn quả có múi, huyện đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân trồng cải tạo các diện tích cam già cỗi, theo dõi, lập hồ sơ quản lý và hướng dẫn bà con trồng mới các diện tích cam theo đúng quy hoạch của huyện. Đồng thời khuyến khích người trồng cam sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, thay thế cho phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, vừa bảo đảm an toàn, vừa tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tác động tích cực đến mục tiêu xây dựng thương hiệu cam sạch Văn Chấn.
Huyện Văn Chấn phấn đấu đến năm 2020 có 2.500 ha cam. Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả, đặc biệt là những diện tích chè già cỗi, những diện tích rừng phân tán đã khai thác… thành vùng trồng cam.