Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa tiếp tục có công điện gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các sở GTVT địa phương về việc tập trung ứng phó với cơn bão số 3 trên biển Đông.
Bộ GTVT yêu cầu Trung tâm Phối hợp tìm kiếm Cứu nạn hàng hải Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3
Sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh
Bộ GTVT cho biết, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 4 giờ sáng ngày 4/9/2024, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 18,9 độ vĩ bắc; 118 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông khu vục bắc Biển Đông.
Bão mạnh cấp 11 (103 - 117 kmgiờ), giật cấp 13 (tăng 3 cấp so với thời điểm đi vào Biển Đông) và dichuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10 km/giờ. Dự báo, bão số 3 tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.
Triển khai Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ và để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên biển Đông đang diễn biến phức tạp trong những ngày tới, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị ngành GTVT tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 30/CÐ-BGTVT ngày 03/9/2024 của Bộ GTVT về việc tập trung ứng phó với bão số 3 (bão YAGI) trên biển Đông.
Đồng thời chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thường xuyên cập nhật, xử lý thông tin và thông báo kịp thời diễn biến, hướng di chuyển của bão cho tàu thuyền biết để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm Cứu nạn hàng hải Việt Nam khẩn trương điềuđộng các tàu SAR đến trực chốt ở các vị trí dự kiến có khả năng bị ảnh hưởng lớnnhất để hỗ trợ địa phương ứng phó với bão số 3 và chuẩn bị sẵn sàng để tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.
Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn, không để sót tàu thuyền trong vùng nguy hiểm.
Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) địa phương trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có tình huống xảy ra.
Thành lập đoàn công tác đến các địa phương nằm trong khu vực bị ảnh hưởngtrực tiếp của bão để kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 đối với các Cảng vụ Hàng hải và các nhà máy đóng tàu trên địa bàn địa phương.
Đảm bảo giao thông thông suốt
Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình. Đặc biệt, cần chú ý các hạng mục thi công dưới nước, các công trình ở miền núi hay có lũ quét đột xuất.
Các đơn vị cũng cần tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực sẵn sàng khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các bến phà, cầu phao, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu.. để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.
Cơ quan này cũng cần chỉ đạo các Khu quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với các sở GTVT, các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở... kiên quyết không cho phép nguời và phương tiện đi vào những vị trí này, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho người, phương tiện trên các tuyến quốc lộ.
Cục Đường bộ Việt Nam thành lập đoàn công tác đển các địa phương nằm trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão để kiểm tra, chi đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 đối với các đơn vị quản lý đường bộ.
Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước.
Chỉ đạo các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả mưa, lũ và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn chongười, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các côngtrình ở miền núi hay có lũ đột xuất.
Có phương án dừng tàu trong khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá roi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước có sự cố tai nạn do bão gây ra, có phương án chuyển tải hành khách trong trường hợp đường sắt bị sự cố, đặc biệt là các tàu khách trên tuyến Hà Nội - TP. HCM.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đôn đốc các đơn vị Quản lý đường thủy nội địa kiểm kê, rà soát phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN như tàu, thuyền, ca nô, phao, bè, cọc neo, trụ neo và phao neo, đảm bảo sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
Chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau bão, lũ ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt chỉ đạo đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động vận tải, phương tiện thủy nội địa.
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay kiểm tra công tác phòng chống bão,lũ tại các sân bay, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu, công tác điều hành, chỉ huy..., có phương án bảo đảm an toàn và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Các hãng hàng không theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối hoạt động bay. Căn cứ vào tình hình diễn biến của bão để xem xét dừng khai thác tại một số sân bay nằm trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3.
Phía Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT yêu cầu chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các đơn vị liên quan triển khai công tác ứng phó với bão số 3, chuẩn bị các điều kiện để kịp thời khắc phục các sự cố công trình; phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyên đang thi công, xây dựng.
Các sở GTVT: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phối hợp chặt chẽ với các Khu quản lý đường bộ và các đơn vị quản lý và sữa chữa đường bộ, đường sắt… tiến hành khắc phục sự cố do bão, mưa, lũ gây ra.
Tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương được giao quản lý, phối hợp điều hành việc vận tải, tăng bo hành khách và hàng hóa… ngay khi lũ rút.
(Theo Báo Giao thông)
846 lượt xem
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa tiếp tục có công điện gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các sở GTVT địa phương về việc tập trung ứng phó với cơn bão số 3 trên biển Đông.Sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh
Bộ GTVT cho biết, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 4 giờ sáng ngày 4/9/2024, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 18,9 độ vĩ bắc; 118 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông khu vục bắc Biển Đông.
Bão mạnh cấp 11 (103 - 117 kmgiờ), giật cấp 13 (tăng 3 cấp so với thời điểm đi vào Biển Đông) và dichuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10 km/giờ. Dự báo, bão số 3 tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, di chuyển nhanh về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và khu vực Vịnh Bắc Bộ, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta.
Triển khai Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ và để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên biển Đông đang diễn biến phức tạp trong những ngày tới, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị ngành GTVT tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 30/CÐ-BGTVT ngày 03/9/2024 của Bộ GTVT về việc tập trung ứng phó với bão số 3 (bão YAGI) trên biển Đông.
Đồng thời chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thường xuyên cập nhật, xử lý thông tin và thông báo kịp thời diễn biến, hướng di chuyển của bão cho tàu thuyền biết để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm Cứu nạn hàng hải Việt Nam khẩn trương điềuđộng các tàu SAR đến trực chốt ở các vị trí dự kiến có khả năng bị ảnh hưởng lớnnhất để hỗ trợ địa phương ứng phó với bão số 3 và chuẩn bị sẵn sàng để tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.
Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn, không để sót tàu thuyền trong vùng nguy hiểm.
Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) địa phương trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có tình huống xảy ra.
Thành lập đoàn công tác đến các địa phương nằm trong khu vực bị ảnh hưởngtrực tiếp của bão để kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 đối với các Cảng vụ Hàng hải và các nhà máy đóng tàu trên địa bàn địa phương.
Đảm bảo giao thông thông suốt
Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình. Đặc biệt, cần chú ý các hạng mục thi công dưới nước, các công trình ở miền núi hay có lũ quét đột xuất.
Các đơn vị cũng cần tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực sẵn sàng khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các bến phà, cầu phao, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu.. để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.
Cơ quan này cũng cần chỉ đạo các Khu quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với các sở GTVT, các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở... kiên quyết không cho phép nguời và phương tiện đi vào những vị trí này, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho người, phương tiện trên các tuyến quốc lộ.
Cục Đường bộ Việt Nam thành lập đoàn công tác đển các địa phương nằm trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão để kiểm tra, chi đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 đối với các đơn vị quản lý đường bộ.
Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước.
Chỉ đạo các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả mưa, lũ và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn chongười, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các côngtrình ở miền núi hay có lũ đột xuất.
Có phương án dừng tàu trong khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá roi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước có sự cố tai nạn do bão gây ra, có phương án chuyển tải hành khách trong trường hợp đường sắt bị sự cố, đặc biệt là các tàu khách trên tuyến Hà Nội - TP. HCM.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đôn đốc các đơn vị Quản lý đường thủy nội địa kiểm kê, rà soát phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN như tàu, thuyền, ca nô, phao, bè, cọc neo, trụ neo và phao neo, đảm bảo sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
Chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau bão, lũ ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có tình huống xảy ra. Đặc biệt chỉ đạo đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động vận tải, phương tiện thủy nội địa.
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay kiểm tra công tác phòng chống bão,lũ tại các sân bay, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu, công tác điều hành, chỉ huy..., có phương án bảo đảm an toàn và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Các hãng hàng không theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối hoạt động bay. Căn cứ vào tình hình diễn biến của bão để xem xét dừng khai thác tại một số sân bay nằm trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3.
Phía Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT yêu cầu chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các đơn vị liên quan triển khai công tác ứng phó với bão số 3, chuẩn bị các điều kiện để kịp thời khắc phục các sự cố công trình; phối hợp đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyên đang thi công, xây dựng.
Các sở GTVT: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phối hợp chặt chẽ với các Khu quản lý đường bộ và các đơn vị quản lý và sữa chữa đường bộ, đường sắt… tiến hành khắc phục sự cố do bão, mưa, lũ gây ra.
Tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương được giao quản lý, phối hợp điều hành việc vận tải, tăng bo hành khách và hàng hóa… ngay khi lũ rút.
(Theo Báo Giao thông)
Các bài khác
- Cảnh báo mưa lớn khu vực tỉnh Yên Bái từ 7-9/9/2024 do hoàn lưu Bão số 3 (05/09/2024)
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh (05/09/2024)
- Dự báo nắng nóng khu vực tỉnh Yên Bái từ 4-6/9 (04/09/2024)
- Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức khai giảng năm học 2024 - 2025 (04/09/2024)
- Tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh Sởi (04/09/2024)
- Tăng cường đảm bảo ANTT trong việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin giải quyết TTHC và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 (03/09/2024)
- Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu và các lễ hội văn hóa, du lịch tỉnh Yên Bái năm 2024 từ ngày 04/9/2024 đến ngày 30/9/2024 (02/09/2024)
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (01/09/2024)
- BHXH Việt Nam thông báo lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 9/2024 (29/08/2024)
- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (29/08/2024)
Xem thêm »