CTTĐT - Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái yêu cầu các phòng, cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ, ứng phó với siêu bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Khẩn trương rà soát điểm trường nằm trong khu vực có nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở
Theo đó, yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc Sở theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão. Đặc biệt là hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất… để báo cáo địa phương, quyết định việc cho học sinh, học viên đến lớp hoặc nghỉ học.
Khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng đối với các khối công trình đang thi công, đã xuống cấp, quá niên hạn sử dụng, hệ thống điện, tường bao, cây xanh để có phương án cảnh báo, gia cố, cắt tỉa; lên phương án và kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, hồ sơ, sách vở, bàn ghế, lương thực, thực phẩm,… đến nơi an toàn, đặc biệt là những trường, điểm trường nằm trong khu vực có nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở.
Kịp thời thông tin, cảnh báo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về diễn biến của bão và hoàn lưu sau bão trên các phương tiện truyền thông của nhà trường và mạng xã hội.
Duy trì lực lượng thường trực và trực ban 24/24 giờ, thông báo, phân công lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả hoàn lưu sau bão, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản trong nhà trường.
Không tổ chức các cuộc họp chưa cấp bách (như họp phụ huynh), các sự kiện, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tập trung ứng phó với bão lũ; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", xây dựng phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản và công trình.
1166 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái yêu cầu các phòng, cơ sở giáo dục theo dõi chặt chẽ, ứng phó với siêu bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.Theo đó, yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc Sở theo dõi chặt chẽ diễn biến của siêu bão. Đặc biệt là hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất… để báo cáo địa phương, quyết định việc cho học sinh, học viên đến lớp hoặc nghỉ học.
Khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng đối với các khối công trình đang thi công, đã xuống cấp, quá niên hạn sử dụng, hệ thống điện, tường bao, cây xanh để có phương án cảnh báo, gia cố, cắt tỉa; lên phương án và kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, hồ sơ, sách vở, bàn ghế, lương thực, thực phẩm,… đến nơi an toàn, đặc biệt là những trường, điểm trường nằm trong khu vực có nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở.
Kịp thời thông tin, cảnh báo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về diễn biến của bão và hoàn lưu sau bão trên các phương tiện truyền thông của nhà trường và mạng xã hội.
Duy trì lực lượng thường trực và trực ban 24/24 giờ, thông báo, phân công lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả hoàn lưu sau bão, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản trong nhà trường.
Không tổ chức các cuộc họp chưa cấp bách (như họp phụ huynh), các sự kiện, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tập trung ứng phó với bão lũ; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", xây dựng phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn về người, tài sản và công trình.