Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Yên Bái đã phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, đưa thành phố chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế thành phố luôn duy trì mức tăng trưởng khá, khẳng định rõ vai trò, vị thế là địa phương đầu tàu của tỉnh.
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hằng Hiển, thành phố Yên Bái luôn đáp ứng nhu cầu hàng hóa phục vụ người dân.
Bí thư Thành ủy Yên Bái Đỗ Đức Minh cho biết: thành phố đã có những bước phát triển quan trọng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 75,9 triệu đồng, tăng hơn 4,5 lần so với năm 2010, gấp 1,8 lần so với bình quân chung của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế đô thị; trong đó, ngành dịch vụ dẫn đầu về tỷ trọng, tăng từ 48,3% năm 2010 lên 51,5% năm 2020; ngành công nghiệp, xây dựng giảm từ 48,1% năm 2010 xuống còn 46% năm 2020; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm từ 3,5% năm 2010 xuống 2,5% năm 2020.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố chiếm khoảng 66% giá trị thực hiện toàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 34,6%, giá trị hàng hóa xuất khẩu chiếm 38%, thu ngân sách chiếm trên 18% giá trị thực hiện toàn tỉnh; hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế có nhiều khởi sắc, bước đầu đã thu hút được một số tập đoàn lớn vào đầu tư, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh với trên 1.000 doanh nghiệp, chiếm 43,4% số doanh nghiệp của toàn tỉnh.
Quy hoạch đô thị được coi trọng, không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, diện mạo đô thị thay đổi rõ nét. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện có hiệu quả; giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn 0,89%, vượt 1,1% so với mục tiêu nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Thành phố đã triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chủ động ứng phó kịp thời với mọi diễn biến. Đến nay, cùng với cả tỉnh, thành phố đã giữ vững "vùng xanh" an toàn trên bản đồ dịch Covid-19; đồng thời, triển khai nhanh chóng, kịp thời, khoa học chiến dịch tiêm vắc - xin toàn dân.
Cán bộ, công chức thành phố Yên Bái trải nghiệm dịch vụ thẻ điện tử công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt.
Để xứng tầm là trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại II và là trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực Tây Bắc, với tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh đạt khoảng 30%; tỷ trọng đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh đạt tối thiểu 25%; tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 11,1%.
Đi đôi với đó phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 8,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 110 triệu đồng; chỉ số hạnh phúc của người dân tăng bình quân trên 5%/năm; đến năm 2030, cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành đô thị động lực của khu vực Tây Bắc.
Bí thư Thành ủy Đỗ Đức Minh cho biết: từ việc định vị và nhận diện rõ vị thế, vai trò của thành phố trong yêu cầu phát triển chung của tỉnh và của khu vực Tây Bắc, Đảng bộ thành phố xác định tập trung xây dựng thành phố Yên Bái sớm trở thành đô thị loại II, đô thị phát triển xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc, có sức hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao và ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó, trọng tâm là quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.
Tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân; trong đó, tập trung thực hiện cơ cấu lại kinh tế thành phố trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế đô thị, lấy công nghiệp, thương mại, dịch vụ làm trọng tâm, chú trọng nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
"Chúng tôi tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp; tận dụng tối đa mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là các chính sách của tỉnh để phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; chú trọng phát triển văn hóa - xã hội hài hòa, toàn diện, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân..." - đồng chí Đỗ Đức Minh cho biết thêm.
Đến hết 9 tháng của năm 2021, thành phố đã hoàn thành 17 chỉ tiêu; 16 chỉ tiêu đạt trên 75% kế hoạch; 6 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch. Bộ mặt đô thị tiếp tục có nhiều đổi thay theo hướng khang trang, xanh, sạch, đẹp, văn minh hơn; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đây chính là động lực, nền tảng, tiền đề vững chắc để thành phố tiếp tục vững bước đi lên, phấn đấu hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; xây dựng thành phố Yên Bái sớm trở thành đô thị văn minh, sinh thái và là một trong các đô thị động lực của khu vực Tây Bắc, giữ vững vị thế là địa phương đầu tàu của tỉnh.
1239 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Yên Bái đã phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, đưa thành phố chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế thành phố luôn duy trì mức tăng trưởng khá, khẳng định rõ vai trò, vị thế là địa phương đầu tàu của tỉnh.Bí thư Thành ủy Yên Bái Đỗ Đức Minh cho biết: thành phố đã có những bước phát triển quan trọng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 75,9 triệu đồng, tăng hơn 4,5 lần so với năm 2010, gấp 1,8 lần so với bình quân chung của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế đô thị; trong đó, ngành dịch vụ dẫn đầu về tỷ trọng, tăng từ 48,3% năm 2010 lên 51,5% năm 2020; ngành công nghiệp, xây dựng giảm từ 48,1% năm 2010 xuống còn 46% năm 2020; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm từ 3,5% năm 2010 xuống 2,5% năm 2020.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố chiếm khoảng 66% giá trị thực hiện toàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 34,6%, giá trị hàng hóa xuất khẩu chiếm 38%, thu ngân sách chiếm trên 18% giá trị thực hiện toàn tỉnh; hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế có nhiều khởi sắc, bước đầu đã thu hút được một số tập đoàn lớn vào đầu tư, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh với trên 1.000 doanh nghiệp, chiếm 43,4% số doanh nghiệp của toàn tỉnh.
Quy hoạch đô thị được coi trọng, không gian đô thị được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, diện mạo đô thị thay đổi rõ nét. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện có hiệu quả; giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn 0,89%, vượt 1,1% so với mục tiêu nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Thành phố đã triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chủ động ứng phó kịp thời với mọi diễn biến. Đến nay, cùng với cả tỉnh, thành phố đã giữ vững "vùng xanh" an toàn trên bản đồ dịch Covid-19; đồng thời, triển khai nhanh chóng, kịp thời, khoa học chiến dịch tiêm vắc - xin toàn dân.
Cán bộ, công chức thành phố Yên Bái trải nghiệm dịch vụ thẻ điện tử công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt.
Để xứng tầm là trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh, thành phố Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị loại II và là trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực Tây Bắc, với tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh đạt khoảng 30%; tỷ trọng đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh đạt tối thiểu 25%; tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 11,1%.
Đi đôi với đó phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 8,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 110 triệu đồng; chỉ số hạnh phúc của người dân tăng bình quân trên 5%/năm; đến năm 2030, cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành đô thị động lực của khu vực Tây Bắc.
Bí thư Thành ủy Đỗ Đức Minh cho biết: từ việc định vị và nhận diện rõ vị thế, vai trò của thành phố trong yêu cầu phát triển chung của tỉnh và của khu vực Tây Bắc, Đảng bộ thành phố xác định tập trung xây dựng thành phố Yên Bái sớm trở thành đô thị loại II, đô thị phát triển xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc, có sức hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh cao và ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó, trọng tâm là quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.
Tập trung phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân; trong đó, tập trung thực hiện cơ cấu lại kinh tế thành phố trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế đô thị, lấy công nghiệp, thương mại, dịch vụ làm trọng tâm, chú trọng nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
"Chúng tôi tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp; tận dụng tối đa mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là các chính sách của tỉnh để phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; chú trọng phát triển văn hóa - xã hội hài hòa, toàn diện, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân..." - đồng chí Đỗ Đức Minh cho biết thêm.
Đến hết 9 tháng của năm 2021, thành phố đã hoàn thành 17 chỉ tiêu; 16 chỉ tiêu đạt trên 75% kế hoạch; 6 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch. Bộ mặt đô thị tiếp tục có nhiều đổi thay theo hướng khang trang, xanh, sạch, đẹp, văn minh hơn; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đây chính là động lực, nền tảng, tiền đề vững chắc để thành phố tiếp tục vững bước đi lên, phấn đấu hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; xây dựng thành phố Yên Bái sớm trở thành đô thị văn minh, sinh thái và là một trong các đô thị động lực của khu vực Tây Bắc, giữ vững vị thế là địa phương đầu tàu của tỉnh.