CTTĐT - Sau bão số 3 các loại dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã chủ động phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện, vật tư để ứng phó với tình huống khi dịch bệnh xảy ra.
Các cơ sở y tế bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ sẵn sàng cấp cứu người bệnh và ứng phó khi có tình huống xảy ra
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và ngành Y tế tại văn bản số 2116/SYT-NVY, các trung tâm y tế tại huyện, thị xã và thành phố đã kích hoạt tổ cấp cứu ngoại viện và tổ thanh khiết môi trường. Lực lượng y tế được bố trí trực 24/24 giờ, sẵn sàng cấp cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Các dịch bệnh như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa có nguy cơ gia tăng sau mưa lũ. Để giảm thiểu nguy cơ này, ngành Y tế đã thực hiện cấp phát Clorramin B cho người dân, giúp khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Ngành Y tế đã cử các đội ngũ đến từng thôn, bản để hướng dẫn người dân khử trùng nước, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, và thực hiện các biện pháp xử lý môi trường. Các hoạt động như phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh cũng được tổ chức tại những khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế tuyên truyền và hướng dẫn người dân chuẩn bị vật dụng chứa nước sạch, cũng như thu gom, quản lý chất thải y tế và đảm bảo vệ sinh cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường; tổ chức các đoàn công tác của ngành kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.
Đồng thời chủ động cấp hóa chất xử lý nước, phun thanh khiết môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt.
Ngành cũng chỉ đạo thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường; hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt, thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút; quán triệt các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ Clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra chất lượng nước tại hộ gia đình; kiểm tra, giám sát việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế theo các quy định.
Cùng với nỗ lực của ngành Y tế, sự chủ động của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh là rất quan trọng. Hướng dẫn và tuyên truyền sẽ giúp người dân nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, từ đó hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại những vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Tại văn bản số 2116/SYT-NVY, để sẵn sàng phương án với các tình huống giả định xấu nhất để đối phó với bão, trong đó chuẩn bị về nhân lực, vật lực, hậu cần để sẵn sàng ứng phó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khám chữa bệnh thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung tại Công văn số 2098/SYT-NVY ngày 05/9/2024 của Sở Y tế về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024; Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất và xe cấp cứu.
Thành lập tối thiểu 02 đội cấp cứu lưu động và các đội phòng chống dịch bệnh, thanh khiết môi trường, tùy theo diễn biết của cơn bão có thể bổ sung thêm nhân lực cho phù hợp.
Tổ chức thường trực 24/24h sẵn sàng ứng cứu khi được lệnh điều động, có Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể kèm danh sách, số điện thoại liên lạc gửi về Phòng nghiệp vụ Sở Y tế trước 16h ngày 07/9/2024 để tổng hợp.
2. Bố trí Lãnh đạo đơn vị trực chỉ huy 24/24h chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão; công bố số điện thoại đường dây nóng và đảm bảo liên lạc thông suốt 24/24h.
3. Chủ động các phương án sơ tán người bệnh và các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của mưa, bão; Xây dựng phương án di chuyển người bệnh nặng và trang thiết bị phục vụ hồi sức cấp cứu khác lên các khu vực phù hợp tránh ngập lụt.
Ngắt điện các thiết bị không cần thiết hoặc tạm thời không sử dụng đảm bảo không bị hư hỏng khi có tình huống ngập nước, chập điện, sét đánh...
- Chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão, chuẩn bị các phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn không bị ngập lụt ngừng hoạt động hoặc các phương án máy phát điện dự phòng cơ động để thay thế.
- Bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp, hoặc gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt.
4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Chuẩn bị các phương án chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau khi có tình huống thiên tai xảy ra.
- Là đầu mối tổng hợp kịp thời báo cáo tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp y tế khắc phục hậu quả sau thiên tai từ các đơn vị.
5. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Chỉ đạo giám sát các đơn vị trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau thiên tai.
6. Yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên cập nhật thông tin hàng ngày báo cáo về tình hình thiệt hại và các biện pháp y tế khắc phục hậu quả sau thiên tai (nếu có) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CN Mạnh Thị Thu Thêm, ĐT 0979071670) đồng thời qua Phòng Nghiệp vụ Y (Bs Hương, ĐT 0915185913; Bs Chinh, ĐT 0985673468) để tổng hợp.
|
646 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau bão số 3 các loại dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã chủ động phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện, vật tư để ứng phó với tình huống khi dịch bệnh xảy ra.Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và ngành Y tế tại văn bản số 2116/SYT-NVY, các trung tâm y tế tại huyện, thị xã và thành phố đã kích hoạt tổ cấp cứu ngoại viện và tổ thanh khiết môi trường. Lực lượng y tế được bố trí trực 24/24 giờ, sẵn sàng cấp cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Các dịch bệnh như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cúm, sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa có nguy cơ gia tăng sau mưa lũ. Để giảm thiểu nguy cơ này, ngành Y tế đã thực hiện cấp phát Clorramin B cho người dân, giúp khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Ngành Y tế đã cử các đội ngũ đến từng thôn, bản để hướng dẫn người dân khử trùng nước, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, và thực hiện các biện pháp xử lý môi trường. Các hoạt động như phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh cũng được tổ chức tại những khu vực bị ngập sau khi nước rút.
Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế tuyên truyền và hướng dẫn người dân chuẩn bị vật dụng chứa nước sạch, cũng như thu gom, quản lý chất thải y tế và đảm bảo vệ sinh cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bố trí nhân lực, đảm bảo dự trữ và cung cấp đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường; tổ chức các đoàn công tác của ngành kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân.
Đồng thời chủ động cấp hóa chất xử lý nước, phun thanh khiết môi trường; triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại các vùng bị ngập lụt.
Ngành cũng chỉ đạo thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường; hướng dẫn các đơn vị y tế và người dân triển khai ngay các hoạt động vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các khu vực bị ngập lụt, thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút; quán triệt các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ Clo dư theo quy định; tăng cường kiểm tra chất lượng nước tại hộ gia đình; kiểm tra, giám sát việc thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế theo các quy định.
Cùng với nỗ lực của ngành Y tế, sự chủ động của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh là rất quan trọng. Hướng dẫn và tuyên truyền sẽ giúp người dân nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, từ đó hạn chế thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm tại những vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Tại văn bản số 2116/SYT-NVY, để sẵn sàng phương án với các tình huống giả định xấu nhất để đối phó với bão, trong đó chuẩn bị về nhân lực, vật lực, hậu cần để sẵn sàng ứng phó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khám chữa bệnh thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung tại Công văn số 2098/SYT-NVY ngày 05/9/2024 của Sở Y tế về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024; Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất và xe cấp cứu.
Thành lập tối thiểu 02 đội cấp cứu lưu động và các đội phòng chống dịch bệnh, thanh khiết môi trường, tùy theo diễn biết của cơn bão có thể bổ sung thêm nhân lực cho phù hợp.
Tổ chức thường trực 24/24h sẵn sàng ứng cứu khi được lệnh điều động, có Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể kèm danh sách, số điện thoại liên lạc gửi về Phòng nghiệp vụ Sở Y tế trước 16h ngày 07/9/2024 để tổng hợp.
2. Bố trí Lãnh đạo đơn vị trực chỉ huy 24/24h chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng cho các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão; công bố số điện thoại đường dây nóng và đảm bảo liên lạc thông suốt 24/24h.
3. Chủ động các phương án sơ tán người bệnh và các trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tòa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của mưa, bão; Xây dựng phương án di chuyển người bệnh nặng và trang thiết bị phục vụ hồi sức cấp cứu khác lên các khu vực phù hợp tránh ngập lụt.
Ngắt điện các thiết bị không cần thiết hoặc tạm thời không sử dụng đảm bảo không bị hư hỏng khi có tình huống ngập nước, chập điện, sét đánh...
- Chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão, chuẩn bị các phương án để máy phát điện dự phòng được an toàn không bị ngập lụt ngừng hoạt động hoặc các phương án máy phát điện dự phòng cơ động để thay thế.
- Bổ sung cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cấp cứu chấn thương trực tiếp, hoặc gián tiếp do sập, vùi lấp và ứng phó với tình huống thương vong hàng loạt.
4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Chuẩn bị các phương án chuyên môn về công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau khi có tình huống thiên tai xảy ra.
- Là đầu mối tổng hợp kịp thời báo cáo tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp y tế khắc phục hậu quả sau thiên tai từ các đơn vị.
5. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Chỉ đạo giám sát các đơn vị trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau thiên tai.
6. Yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên cập nhật thông tin hàng ngày báo cáo về tình hình thiệt hại và các biện pháp y tế khắc phục hậu quả sau thiên tai (nếu có) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CN Mạnh Thị Thu Thêm, ĐT 0979071670) đồng thời qua Phòng Nghiệp vụ Y (Bs Hương, ĐT 0915185913; Bs Chinh, ĐT 0985673468) để tổng hợp.