CTTĐT - Để chủ động triển khai các biện pháp khắc phục thiên tai, khôi phục sản xuất ngay khi thời tiết xấu qua đi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo:
Những diện tích lúa đang giai đoạn trỗ, chắc xanh bị đổ ngã do mưa bão, hướng dẫn bà con xuống đồng, dựng lúa lên, buộc thành khóm tạo điều kiện cho cây lúa tiếp tục sinh trưởng
Chủ động tiêu nước, giải toả ách tắc lòng sông, lòng suối, kênh mương đảm bảo tốt việc tiêu úng, thoát nước. Huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu… để bơm cưỡng bức kết hợp với khơi thông dòng chảy, kiểm tra các bờ kênh, mương đảm bảo tiêu nước nhanh, gọn, tránh ngập úng lâu ngày.
Đối với cây lúa: Những diện tích lúa đến thời kỳ thu hoạch cần huy động mọi lực lượng khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại tới năng suất, chất lượng.
Những diện tích lúa đang giai đoạn trỗ, chắc xanh bị đổ ngã do mưa bão, hướng dẫn bà con xuống đồng, dựng lúa lên, buộc thành khóm tạo điều kiện cho cây lúa tiếp tục sinh trưởng. Không bón phân ngay sau khi nước rút, chỉ thực hiện bón khi cây lúa hoàn toàn hồi phục. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại thường phát sinh gây hại sau bão, ngập úng như bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm… Sử dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp, kịp thời để bảo vệ sản xuất.
Đối với cây ngô, rau màu:
Cây Ngô: Diện tích ngô bị ngập, úng phải khơi rãnh để tháo nước ngay, không để cây ngô bị úng quá 24 giờ. Diện tích ngô bị đổ tiến hành dựng cây càng sớm càng tốt, dựng ngay khi đất còn ướt để hạn chế đứt rễ, héo cây. Tranh thủ thời gian có nắng, đất khô kết hợp xới phá váng, vun gốc, nạo vét rãnh để thoát nước tốt.
Cây rau màu: Khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích đến kỳ thu hoạch. Thu dọn tàn dư thực vật, xới nhẹ, phá vỡ lớp váng, lớp đất mặt, đất thông thoáng giúp cây sớm cải tạo lại bộ rễ. Phun, tưới rửa lá giúp bộ lá quang hợp và hô hấp tốt. Đối với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau màu có khả năng phục hồi, khi thời tiết thuận lợi cần phun một số loại thuốc trừ nấm hại kết hợp chế phẩm Pennac P, siêu lân, bổ sung thêm phân bón lá… theo liều lượng, hướng dẫn của nhà sản xuất, giúp cây nhanh hồi phục.
*) Đối với những diện tích lúa, ngô, hoa màu bị thiệt hại không thể phục hồi: Tiến hành thu bỏ, tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Kết hợp khơi rãnh phơi khô ruộng, cày bừa đất để chuyển đổi sang trồng ngô, rau và một số loại cây màu khác.
Đối với cây ăn quả:
Vườn cây bị ngập úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước ra khỏi vườn cây. Khi đã rút nước cần xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới. Thu dọn cành gãy đổ, bón phân, chăm sóc giúp cây nhanh hồi phục.
Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển (cây ăn quả có múi): Khi điều kiện thời tiết cho phép, tiến hành phun bổ sung phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn,... tránh hiện tượng nứt, rụng quả. Theo dõi thường xuyên vườn cây, có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với cây bị long gốc, kịp thời phát hiện bệnh hại rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.
Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp chủ động ứng phó và kịp thời phòng trừ dịch hại. Tăng cường công tác quản lý giống, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn, đảm bảo cung ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng các mặt hàng vật tư nông nghiệp.
962 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động triển khai các biện pháp khắc phục thiên tai, khôi phục sản xuất ngay khi thời tiết xấu qua đi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo: Chủ động tiêu nước, giải toả ách tắc lòng sông, lòng suối, kênh mương đảm bảo tốt việc tiêu úng, thoát nước. Huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu… để bơm cưỡng bức kết hợp với khơi thông dòng chảy, kiểm tra các bờ kênh, mương đảm bảo tiêu nước nhanh, gọn, tránh ngập úng lâu ngày.
Đối với cây lúa: Những diện tích lúa đến thời kỳ thu hoạch cần huy động mọi lực lượng khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại tới năng suất, chất lượng.
Những diện tích lúa đang giai đoạn trỗ, chắc xanh bị đổ ngã do mưa bão, hướng dẫn bà con xuống đồng, dựng lúa lên, buộc thành khóm tạo điều kiện cho cây lúa tiếp tục sinh trưởng. Không bón phân ngay sau khi nước rút, chỉ thực hiện bón khi cây lúa hoàn toàn hồi phục. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại thường phát sinh gây hại sau bão, ngập úng như bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm… Sử dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp, kịp thời để bảo vệ sản xuất.
Đối với cây ngô, rau màu:
Cây Ngô: Diện tích ngô bị ngập, úng phải khơi rãnh để tháo nước ngay, không để cây ngô bị úng quá 24 giờ. Diện tích ngô bị đổ tiến hành dựng cây càng sớm càng tốt, dựng ngay khi đất còn ướt để hạn chế đứt rễ, héo cây. Tranh thủ thời gian có nắng, đất khô kết hợp xới phá váng, vun gốc, nạo vét rãnh để thoát nước tốt.
Cây rau màu: Khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích đến kỳ thu hoạch. Thu dọn tàn dư thực vật, xới nhẹ, phá vỡ lớp váng, lớp đất mặt, đất thông thoáng giúp cây sớm cải tạo lại bộ rễ. Phun, tưới rửa lá giúp bộ lá quang hợp và hô hấp tốt. Đối với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau màu có khả năng phục hồi, khi thời tiết thuận lợi cần phun một số loại thuốc trừ nấm hại kết hợp chế phẩm Pennac P, siêu lân, bổ sung thêm phân bón lá… theo liều lượng, hướng dẫn của nhà sản xuất, giúp cây nhanh hồi phục.
*) Đối với những diện tích lúa, ngô, hoa màu bị thiệt hại không thể phục hồi: Tiến hành thu bỏ, tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Kết hợp khơi rãnh phơi khô ruộng, cày bừa đất để chuyển đổi sang trồng ngô, rau và một số loại cây màu khác.
Đối với cây ăn quả:
Vườn cây bị ngập úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước ra khỏi vườn cây. Khi đã rút nước cần xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới. Thu dọn cành gãy đổ, bón phân, chăm sóc giúp cây nhanh hồi phục.
Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển (cây ăn quả có múi): Khi điều kiện thời tiết cho phép, tiến hành phun bổ sung phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn,... tránh hiện tượng nứt, rụng quả. Theo dõi thường xuyên vườn cây, có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với cây bị long gốc, kịp thời phát hiện bệnh hại rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.
Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp chủ động ứng phó và kịp thời phòng trừ dịch hại. Tăng cường công tác quản lý giống, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn, đảm bảo cung ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng các mặt hàng vật tư nông nghiệp.
Các bài khác
- Chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi Thủy điện Thác Bà tăng thêm lưu lượng xả lũ (09/09/2024)
- Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3 (09/09/2024)
- Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân (01/09/2024)
- Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi (30/08/2024)
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức (30/08/2024)
- Các địa phương tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2024 từ ngày 1/9 - 30/9/2024 (29/08/2024)
- Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở (29/08/2024)
- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng (28/08/2024)
- Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật (27/08/2024)
- Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (26/08/2024)
Xem thêm »