CTTĐT - Sở Y tế tỉnh Yên Bái yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phun thanh khiết môi trường tại một số khu vực bị ngập úng có nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, nước sạch và quản lý chất thải y tế sau bão lũ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nước sạch, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh sau lũ; hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
Các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, trang thiết bị, nhân lực, các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân.
Bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế. Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; cung cấp đủ hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn. Thực hiện vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực nguy cơ.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
1327 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Y tế tỉnh Yên Bái yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, nước sạch và quản lý chất thải y tế sau bão lũ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nước sạch, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh sau lũ; hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
Các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, trang thiết bị, nhân lực, các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân.
Bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế. Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; cung cấp đủ hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn. Thực hiện vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực nguy cơ.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.