CTTĐT - Ngày 7/10, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 207/KH-UBND triển khai công tác khảo sát Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Yên Bái năm 2024.
Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái tiếp nhận và trả kết quả TTHC của người dân và doanh nghiệp. (ảnh minh họa)
Kế hoạch nhằm khảo sát, đánh giá Bộ chỉ số DDCI tỉnh Yên Bái trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng quản lý, điều hành các cấp từ tỉnh đến cơ sở, tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số đồng bộ với cải cách hành chính toàn diện; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
Xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, năng động và cầu thị; kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thực hiện dự án của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp đóng góp ý kiến, đánh giá đa chiều và thực thi vai trò giám sát các hoạt động điều hành, quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương.
Đẩy mạnh phong trào thi đua cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, điều hành, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ tốt nhất các thành phần kinh tế phát triển.
Là nguồn thông tin tham khảo để nhận diện những điểm mạnh, hạn chế, xác định trọng tâm cần cải thiện để nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh những năm tiếp theo.
Theo Kế hoạch, tiến hành đánh giá 16 sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Sở Xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông Vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Y tế; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Hải quan tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh.
Đối với cấp địa phương: Đánh giá 09 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Về đối tượng đánh giá là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và cấp có thẩm quyền.
Nội dung khảo sát lấy ý kiến
Đối với cấp sở, ban, ngành: Lấy ý kiến khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp về 07 chỉ số thành phần DDCIDN, bao gồm: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và Chỉ số Thiết chế pháp lý.
Lấy ý kiến đánh giá của cấp có thẩm quyền về 04 chỉ số thành phần DDCICQ, bao gồm: Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; Tình hình triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Đối với cấp địa phương: Lấy ý kiến khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp về 08 chỉ số thành phần DDCIDN: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp, Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong việc sử dụng đất.
Lấy ý kiến đánh giá của cấp có thẩm quyền về 04 chỉ số thành phần DDCICQ: Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; Tình hình triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Phương pháp khảo sát
Hình thức khảo sát: Bằng thư tín qua đường bưu điện với 02 mẫu phiếu khảo sát tương ứng với khối sở, ban, ngành và khối địa phương.
Quy mô khảo sát: Khoảng 700 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với khoảng 1.600 - 1.700 phiếu khảo sát. trong đó: Số phiếu đánh giá 16 sở, ban, ngành khoảng 1.100 phiếu. Số phiếu đánh giá 09 huyện, thị xã, thành phố: khoảng 600 phiếu.
Tiến độ triển khai thực hiện
Chuẩn bị các nội dung liên quan đến công tác khảo sát: Tháng 9/2024.
Tổ chức triển khai phát và thu phiếu khảo sát tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2024.
Nhập liệu và làm sạch dữ liệu: Từ tháng 12/2024 đến tháng 01/2025. Phân tích dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát DDCI; tổng hợp ý kiến đánh giá của cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển đổi số của các đơn vị; xây dựng báo cáo DDCI năm 2024: Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2025.
Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả khảo sát, đánh giá DDCI năm 2024: Quý II/2025.
909 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 7/10, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 207/KH-UBND triển khai công tác khảo sát Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Yên Bái năm 2024.Kế hoạch nhằm khảo sát, đánh giá Bộ chỉ số DDCI tỉnh Yên Bái trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng quản lý, điều hành các cấp từ tỉnh đến cơ sở, tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số đồng bộ với cải cách hành chính toàn diện; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
Xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, năng động và cầu thị; kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai thực hiện dự án của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp đóng góp ý kiến, đánh giá đa chiều và thực thi vai trò giám sát các hoạt động điều hành, quản lý của các cấp, các ngành, các địa phương.
Đẩy mạnh phong trào thi đua cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, điều hành, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ tốt nhất các thành phần kinh tế phát triển.
Là nguồn thông tin tham khảo để nhận diện những điểm mạnh, hạn chế, xác định trọng tâm cần cải thiện để nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh những năm tiếp theo.
Theo Kế hoạch, tiến hành đánh giá 16 sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Sở Xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông Vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Y tế; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Hải quan tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh.
Đối với cấp địa phương: Đánh giá 09 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Về đối tượng đánh giá là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và cấp có thẩm quyền.
Nội dung khảo sát lấy ý kiến
Đối với cấp sở, ban, ngành: Lấy ý kiến khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp về 07 chỉ số thành phần DDCIDN, bao gồm: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và Chỉ số Thiết chế pháp lý.
Lấy ý kiến đánh giá của cấp có thẩm quyền về 04 chỉ số thành phần DDCICQ, bao gồm: Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; Tình hình triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Đối với cấp địa phương: Lấy ý kiến khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp về 08 chỉ số thành phần DDCIDN: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp, Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong việc sử dụng đất.
Lấy ý kiến đánh giá của cấp có thẩm quyền về 04 chỉ số thành phần DDCICQ: Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh; Tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính; Tình hình triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Phương pháp khảo sát
Hình thức khảo sát: Bằng thư tín qua đường bưu điện với 02 mẫu phiếu khảo sát tương ứng với khối sở, ban, ngành và khối địa phương.
Quy mô khảo sát: Khoảng 700 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với khoảng 1.600 - 1.700 phiếu khảo sát. trong đó: Số phiếu đánh giá 16 sở, ban, ngành khoảng 1.100 phiếu. Số phiếu đánh giá 09 huyện, thị xã, thành phố: khoảng 600 phiếu.
Tiến độ triển khai thực hiện
Chuẩn bị các nội dung liên quan đến công tác khảo sát: Tháng 9/2024.
Tổ chức triển khai phát và thu phiếu khảo sát tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2024.
Nhập liệu và làm sạch dữ liệu: Từ tháng 12/2024 đến tháng 01/2025. Phân tích dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát DDCI; tổng hợp ý kiến đánh giá của cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển đổi số của các đơn vị; xây dựng báo cáo DDCI năm 2024: Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2025.
Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả khảo sát, đánh giá DDCI năm 2024: Quý II/2025.