Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Đây được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử.
Người dân có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ với phương thức DVC trực tuyến.
Ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: "Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường xử lý các hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thông qua việc tích hợp thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện phương thức giao dịch điện tử, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; thực hiện chi trả lương và trợ cấp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt... Đến nay, BHXH tỉnh đã cung cấp 27 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia”.
BHXH tỉnh là một trong các cơ quan, đơn vị của tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện phương thức trong giao dịch điện tử. Việc cung cấp DVC trực tuyến được xem là khâu then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực triển khai các giải pháp nâng tỷ lệ sử dụng DVC trực tuyến.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại, DVC trực tuyến và hệ thống "một cửa điện tử” của tỉnh Yên Bái được triển khai và đưa vào sử dụng theo mô hình tập trung qua một cổng duy nhất từ tháng 6/2018. Hệ thống đã kết nối tích hợp với Cổng DVC Quốc gia và nền tảng hỗ trợ thanh toán trực tuyến quốc gia.
Hiện, Cổng DVC trực tuyến tỉnh đang cung cấp 1.855 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3, 4 của tỉnh để phục vụ tổ chức và công dân tham gia giải quyết TTHC trên môi trường mạng. Năm 2020, tỉnh Yên Bái đã cung cấp 580 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 31,3%.
Đặc biệt, với mục tiêu cung cấp 100% DVC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, ngày 5/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND về triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021.
Theo đó, trong năm 2021 sẽ cung cấp 854 dịch vụ công mức độ 4, bằng 46% tổng DVC hiện có tại địa phương của cả 3 cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã. Với việc sử dụng DVC trực tuyến đã giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền hách dịch; tăng tính công khai, minh bạch của TTHC.
Với sự quyết tâm chỉ đạo và sự vào cuộc thực hiện quyết liệt của các cơ quan đơn vị địa phương, những năm qua, Chỉ số Cải cách hành chính tỉnh Yên Bái đã dần cải thiện đáng kể. Năm 2020, Chỉ số Parindex tỉnh Yên Bái đứng thứ 24/63 tỉnh thành, tăng 2 bậc so với năm 2019; trong đó Chỉ số Hài lòng đứng thứ 16/63 tỉnh thành; Chỉ số Hiện đại hóa cải cách hành chính đứng thứ 12/63 tỉnh thành và đứng thứ 3 trong khu vực trung du - miền núi phía Bắc.
Tỉnh chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích và sự tiện ích của dịch vụ hành chính công mức độ 3 và mức độ 4 bằng nhiều hình thức; thường xuyên rà soát, kịp thời đề xuất, bổ sung các dịch vụ công mới, dịch vụ công đủ điều kiện để đưa lên trực tuyến mức độ 4; tăng cường công tác kiểm tra tình hình triển khai thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4 trên hệ thống Cổng DVC của tỉnh.
990 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Đây được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử.Ông Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: "Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường xử lý các hồ sơ trực tuyến hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thông qua việc tích hợp thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện phương thức giao dịch điện tử, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; thực hiện chi trả lương và trợ cấp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt... Đến nay, BHXH tỉnh đã cung cấp 27 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia”.
BHXH tỉnh là một trong các cơ quan, đơn vị của tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện phương thức trong giao dịch điện tử. Việc cung cấp DVC trực tuyến được xem là khâu then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực triển khai các giải pháp nâng tỷ lệ sử dụng DVC trực tuyến.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại, DVC trực tuyến và hệ thống "một cửa điện tử” của tỉnh Yên Bái được triển khai và đưa vào sử dụng theo mô hình tập trung qua một cổng duy nhất từ tháng 6/2018. Hệ thống đã kết nối tích hợp với Cổng DVC Quốc gia và nền tảng hỗ trợ thanh toán trực tuyến quốc gia.
Hiện, Cổng DVC trực tuyến tỉnh đang cung cấp 1.855 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3, 4 của tỉnh để phục vụ tổ chức và công dân tham gia giải quyết TTHC trên môi trường mạng. Năm 2020, tỉnh Yên Bái đã cung cấp 580 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 31,3%.
Đặc biệt, với mục tiêu cung cấp 100% DVC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, ngày 5/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND về triển khai cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021.
Theo đó, trong năm 2021 sẽ cung cấp 854 dịch vụ công mức độ 4, bằng 46% tổng DVC hiện có tại địa phương của cả 3 cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã. Với việc sử dụng DVC trực tuyến đã giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền hách dịch; tăng tính công khai, minh bạch của TTHC.
Với sự quyết tâm chỉ đạo và sự vào cuộc thực hiện quyết liệt của các cơ quan đơn vị địa phương, những năm qua, Chỉ số Cải cách hành chính tỉnh Yên Bái đã dần cải thiện đáng kể. Năm 2020, Chỉ số Parindex tỉnh Yên Bái đứng thứ 24/63 tỉnh thành, tăng 2 bậc so với năm 2019; trong đó Chỉ số Hài lòng đứng thứ 16/63 tỉnh thành; Chỉ số Hiện đại hóa cải cách hành chính đứng thứ 12/63 tỉnh thành và đứng thứ 3 trong khu vực trung du - miền núi phía Bắc.
Tỉnh chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích và sự tiện ích của dịch vụ hành chính công mức độ 3 và mức độ 4 bằng nhiều hình thức; thường xuyên rà soát, kịp thời đề xuất, bổ sung các dịch vụ công mới, dịch vụ công đủ điều kiện để đưa lên trực tuyến mức độ 4; tăng cường công tác kiểm tra tình hình triển khai thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4 trên hệ thống Cổng DVC của tỉnh.