CTTĐT - Xác định thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, những năm qua huyện Lục Yên đã có nhiều cách làm trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP.
HTX Thái Sơn có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao
Thời gian qua, Hợp tác xã Thái Sơn luôn là đơn vị tiêu biểu phát triển sản phẩm OCOP của huyện Lục Yên. Đến nay, hợp tác xã là chủ thể của 5 sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Hàng năm, doanh thu của hợp tác xã đạt trên 4 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 30 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của hợp tác xã đã có mặt trên thị trường và các cửa hàng, siêu thị trong, ngoài tỉnh, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Để sản phẩm đến gần hơn với từng bếp ăn gia đình Việt, ngoài các đại lý liên kết tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã mở rộng thêm các kênh bán hàng qua zalo, facebook, website từng bước nâng vị thế sản phẩm nông nghiệp của tỉnh và huyện Lục Yên.
Hàng năm, huyện Lục Yên kiện toàn Hội đồng đánh giá chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) nhằm phát huy tốt vai trò trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về nội dung chương trình, thông qua đó giúp cho các tầng lớp nhân dân, các chủ thể có nhu cầu tham gia chương trình hiểu về OCOP, lợi ích cũng như điều kiện cần thiết khi tham gia chương trình. Huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức tập huấn cho các chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn, tham gia các buổi tham quan học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh để phát triển ý tưởng, xây dựng sản phẩm.
Qua 3 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là về mặt nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua việc tham gia chương trình, các chủ thể sản xuất đã hiểu rõ được lợi ích của chương trình, giúp chủ thể hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới. Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại cho người dân, đặc biệt là những chủ thể có sản phẩm là thế mạnh của địa phương, của vùng được phát huy lợi thế, mang thương hiệu, thế mạnh đặc trưng của địa phương, vùng; giúp các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm của địa phương nhằm đem thương hiệu sản phẩm của địa phương đi tới người tiêu dùng một cách rộng rãi.
Đến nay, huyện Lục Yên đã có 12 sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Cụ thể năm 2019 có 5 sản phẩm của HTX Thái Sơn gồm: dầu lạc đỏ Thái Sơn, lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, dầu lạc trắng, dầu đỗ tương, dầu vừng Thái Sơn. Năm 2020 có 4 sản phẩm gồm: măng mai Lâm Thượng, xúc xích thỏ của hợp tác xã Thanh niên Lâm Thượng, khoai tím, cam sành Lục Yên của hợp tác xã cam sành Lục Yên. Năm 2021, đến thời điểm này có 3 sản phẩm của Công ty TNHH Kiên Minh xã Minh Tiến đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm: viên giảo cổ lam, cao gắm, dây thìa canh. Hiện sản phẩm Gạo nếp Lào Mu của hợp tác xã nông lâm thuỷ sản Khánh Thiện đang trong quá trình hoàn thiện. Các sản phẩm được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; triển khai chu trình OCOP thường niên, tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ đặc sản của địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương, có tính độc đáo, có gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường để phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời xác định, nâng cấp sản phẩm/chuỗi sản phẩm chủ lực của huyện; phát triển các tổ chức kinh tế, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP… Phấn đấu đến hết năm 2025, toàn huyện có ít nhất 30 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
1134 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, những năm qua huyện Lục Yên đã có nhiều cách làm trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP.Thời gian qua, Hợp tác xã Thái Sơn luôn là đơn vị tiêu biểu phát triển sản phẩm OCOP của huyện Lục Yên. Đến nay, hợp tác xã là chủ thể của 5 sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Hàng năm, doanh thu của hợp tác xã đạt trên 4 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 30 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của hợp tác xã đã có mặt trên thị trường và các cửa hàng, siêu thị trong, ngoài tỉnh, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Để sản phẩm đến gần hơn với từng bếp ăn gia đình Việt, ngoài các đại lý liên kết tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã mở rộng thêm các kênh bán hàng qua zalo, facebook, website từng bước nâng vị thế sản phẩm nông nghiệp của tỉnh và huyện Lục Yên.
Hàng năm, huyện Lục Yên kiện toàn Hội đồng đánh giá chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) nhằm phát huy tốt vai trò trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về nội dung chương trình, thông qua đó giúp cho các tầng lớp nhân dân, các chủ thể có nhu cầu tham gia chương trình hiểu về OCOP, lợi ích cũng như điều kiện cần thiết khi tham gia chương trình. Huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức tập huấn cho các chủ thể có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn, tham gia các buổi tham quan học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh để phát triển ý tưởng, xây dựng sản phẩm.
Qua 3 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là về mặt nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua việc tham gia chương trình, các chủ thể sản xuất đã hiểu rõ được lợi ích của chương trình, giúp chủ thể hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới. Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại cho người dân, đặc biệt là những chủ thể có sản phẩm là thế mạnh của địa phương, của vùng được phát huy lợi thế, mang thương hiệu, thế mạnh đặc trưng của địa phương, vùng; giúp các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm của địa phương nhằm đem thương hiệu sản phẩm của địa phương đi tới người tiêu dùng một cách rộng rãi.
Đến nay, huyện Lục Yên đã có 12 sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Cụ thể năm 2019 có 5 sản phẩm của HTX Thái Sơn gồm: dầu lạc đỏ Thái Sơn, lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, dầu lạc trắng, dầu đỗ tương, dầu vừng Thái Sơn. Năm 2020 có 4 sản phẩm gồm: măng mai Lâm Thượng, xúc xích thỏ của hợp tác xã Thanh niên Lâm Thượng, khoai tím, cam sành Lục Yên của hợp tác xã cam sành Lục Yên. Năm 2021, đến thời điểm này có 3 sản phẩm của Công ty TNHH Kiên Minh xã Minh Tiến đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm: viên giảo cổ lam, cao gắm, dây thìa canh. Hiện sản phẩm Gạo nếp Lào Mu của hợp tác xã nông lâm thuỷ sản Khánh Thiện đang trong quá trình hoàn thiện. Các sản phẩm được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; triển khai chu trình OCOP thường niên, tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ đặc sản của địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương, có tính độc đáo, có gia tăng giá trị, không ảnh hưởng xấu đến môi trường để phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời xác định, nâng cấp sản phẩm/chuỗi sản phẩm chủ lực của huyện; phát triển các tổ chức kinh tế, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP… Phấn đấu đến hết năm 2025, toàn huyện có ít nhất 30 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.