CTTĐT - Nằm trong chuỗi các sự kiện tổ chức hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch của huyện. Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trạm Tấu phối hợp với UBND thị trấn Trạm Tấu tổ chức phục dựng lại nghi lễ cúng đặt tên cho con của người Thái.
Nghi lễ đặt tên cho con của người Thái
Lễ đặt tên cho con (tiếng thái gọi là Nhá phay) là một phong tục rất được người Thái trú trọng, mỗi cái tên do ông bà hoặc cha mẹ đặt cho con cháu là gửi gắm vào đó tình yêu thương, ước vọng và mong muốn cho con cháu mình sau này sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no... Đây là một phong tục đã trở thành nét văn hóa đầy tính nhân văn.
Mỗi khi có một đứa trẻ người Thái được sinh ra, lễ đặt tên cho con là một sự kiện trọng đại của cả gia đình. Lễ đặt tên thường được tổ chức sau khi bé sinh ra ít nhất được 10 ngày tuổi. Ngày làm lễ cũng được chọn kỹ và đặc biệt là không trùng với ngày sinh, ngày mất của những người trong gia đình. Vào ngày đặt tên, đứa trẻ từ khi sinh ra mới thực sự trở thành một thành viên chính thức của gia đình, được tổ tiên và thần linh chấp nhận và bảo vệ, phù hộ cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn, đồng thời tránh khỏi những tai ách có thể gặp phải trong cuộc đời. Cách đặt tên không trùng với tên gọi ông bà họ hàng nội ngoại là được. Chính vì thế nghi lễ cúng bái rất được coi trọng. Mâm cúng báo cáo tổ tiên do thầy cúng là nam giới hay còn gọi là ông mo đảm nhiệm, ở mâm cúng này tuyệt đối không cho phụ nữ vào. Mâm cúng còn lại do bà mo đảm nhận được cúng ở gian là nơi ngủ của hai mẹ con cháu bé, ở mâm cũng này được làm lễ cúng đặt tên và cúng hồn, cúng treo hồn và cúng buộc hồn cho bé. Sau đó, cháu bé cũng được buộc sợi chỉ đen vào cổ vào hai tay của mình để giữ hồn vía không bao giờ lìa xa thân thể.
Đặt tên cho trẻ mới ra đời trong lễ cúng vía đầu tiên là nét văn hóa mang đậm đà bản sắc của người Thái Trạm Tấu, ngoài góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhắc nhở đời con đời cháu sau này của mình luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về truyền thống tốt đẹp của cha ông.
750 lượt xem
CTV: Kim Thoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm trong chuỗi các sự kiện tổ chức hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch của huyện. Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trạm Tấu phối hợp với UBND thị trấn Trạm Tấu tổ chức phục dựng lại nghi lễ cúng đặt tên cho con của người Thái.Lễ đặt tên cho con (tiếng thái gọi là Nhá phay) là một phong tục rất được người Thái trú trọng, mỗi cái tên do ông bà hoặc cha mẹ đặt cho con cháu là gửi gắm vào đó tình yêu thương, ước vọng và mong muốn cho con cháu mình sau này sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no... Đây là một phong tục đã trở thành nét văn hóa đầy tính nhân văn.
Mỗi khi có một đứa trẻ người Thái được sinh ra, lễ đặt tên cho con là một sự kiện trọng đại của cả gia đình. Lễ đặt tên thường được tổ chức sau khi bé sinh ra ít nhất được 10 ngày tuổi. Ngày làm lễ cũng được chọn kỹ và đặc biệt là không trùng với ngày sinh, ngày mất của những người trong gia đình. Vào ngày đặt tên, đứa trẻ từ khi sinh ra mới thực sự trở thành một thành viên chính thức của gia đình, được tổ tiên và thần linh chấp nhận và bảo vệ, phù hộ cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn, đồng thời tránh khỏi những tai ách có thể gặp phải trong cuộc đời. Cách đặt tên không trùng với tên gọi ông bà họ hàng nội ngoại là được. Chính vì thế nghi lễ cúng bái rất được coi trọng. Mâm cúng báo cáo tổ tiên do thầy cúng là nam giới hay còn gọi là ông mo đảm nhiệm, ở mâm cúng này tuyệt đối không cho phụ nữ vào. Mâm cúng còn lại do bà mo đảm nhận được cúng ở gian là nơi ngủ của hai mẹ con cháu bé, ở mâm cũng này được làm lễ cúng đặt tên và cúng hồn, cúng treo hồn và cúng buộc hồn cho bé. Sau đó, cháu bé cũng được buộc sợi chỉ đen vào cổ vào hai tay của mình để giữ hồn vía không bao giờ lìa xa thân thể.
Đặt tên cho trẻ mới ra đời trong lễ cúng vía đầu tiên là nét văn hóa mang đậm đà bản sắc của người Thái Trạm Tấu, ngoài góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhắc nhở đời con đời cháu sau này của mình luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về truyền thống tốt đẹp của cha ông.