Mùa thu, khi những vạt lúa nương chuyển sang đỏ đuôi, báo hiệu mùa thu hoạch đã tới, là thời gian các gia đình trong bản chuẩn bị tổ chức lễ mừng cơm mới tiếng Mông gọi là “Nào màu xaz”. Ðây là lễ thức cúng tế nhằm cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh được dịch bệnh, gia đình có được vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh...
Suối Giàng là xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và là địa danh nổi tiếng với đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ. Ðây cũng là nơi được người Mông chọn làm nơi sinh cơ lập nghiệp trong cuộc hành trình đi tìm vùng đất mới. Nhờ có cây chè Shan tuyết mà đời sống của đồng bào ngày càng khá giả. Các thành viên họ Giàng thường tổ chức lễ cúng dòng họ trên một đỉnh núi cao nhằm cảm ơn thần linh phù trợ cho họ và cầu xin thần thổ địa, tổ tiên nơi ở cũ chứng giám phù hộ cho con cháu ở nơi này có được cuộc sống no đủ hơn. Cái tên Suối Giàng đã được ghép bởi tên dòng suối và tên dòng họ người Mông đầu tiên có công khai phá mảnh đất này.
Việc chọn ngày tổ chức lễ mừng cơm mới đối với người Mông ở Suối Giàng không mang ý nghĩa tín ngưỡng, nó phụ thuộc vào lúa chín ở mảnh nương của gia đình, cũng như thời tiết đẹp thuận tiện cho việc đi nương lấy lúa mới về làm lễ và anh em về vui dự lễ.
Khi một gia đình người Mông trong bản chuẩn bị tổ chức lễ cơm mới sẽ được anh em bà con trong bản cũng đến phụ giúp, người lo lên nương gặt lúa kịp mang về chế biến lấy gạo nấu cơm để làm lý, người lo phụ giúp công việc bếp núc, người lo tiếp đón khách. Tại gian thờ của nhà chủ lễ các con vật hiến tế lần lượt được giết thịt, việc này nhất thiết phải được làm tại đây để cho các ma chứng kiến, bởi trong nhà đây là không gian thiêng nơi bày biện đồ cúng và làm lễ hiến tế trong các dịp lễ, Tết của gia đình, dòng họ cũng như các hoạt động lễ nghi tôn giáo khác. Lúc này, gia chủ cùng một số bà con họ hàng chuẩn bị các dụng cụ cắt lúa như dao cắt lúa, lù cở... để đi lên nương cắt những bông lúa đầu tiên về làm lễ cơm mới.
Kết thúc công việc cắt lúa trên nương, bà chủ nhà là người gùi những cum lúa đó về nhà được đặt tại chân cột chính gian giữa nhà. Người Mông quan niệm rằng, làm như vậy để báo với thần cột nhà biết về những công việc của gia chủ đã làm và xin ma cột nhà hãy gìn giữ, bảo vệ hồn lúa mới.
Lúa cắt về được tách hạt ra khỏi bông để chế biến thành gạo. Thóc được sàng sẩy sạch rồi mang đi rang lên trước khi giã. Rang lúa là một công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm, lúa được đảo đều tay, lửa vừa phải, đến độ khô nhất định sao cho khi mang đi giã thành gạo, hạt không bị nát, cơm chín có mùi thơm của gạo mới.
Cùng lúc đó những người đàn ông bận rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên, ma cột nhà, ma cửa nhà, ma bếp. Chủ lễ ngồi trước mâm cúng tiến hành các nghi thức cúng lễ truyền thống của người Mông. Kết thúc lễ cúng tại ban thờ Xử cang, mâm cúng thổ thần, thổ địa tại sân trước cửa chính của gia chủ được dọn ra với lễ vật đơn giản gồm một thìa cơm cùng một miếng thịt.
Sau đó, mâm cơm khách được dọn ra, mọi người ăn uống vui vẻ bên mâm cơm cùng gia chủ. Vị trí ngồi ăn ở từng mâm cũng được quy định rõ ràng. Thầy cúng, chủ nhà cùng các cụ cao tuổi ngồi ăn các món của mâm cơm cúng tại bàn thờ; khách quý được ngồi ăn tại mâm cơm cúng ngoài trời, các mâm tiếp theo được dành để mời anh em họ hàng, bà con trong bản. Ðiều đặc biệt ở đây xôi và cơm được nấu từ gạo mới để chuẩn bị cho lễ cúng khi ăn nếu nhà ai chưa làm lễ mừng cơm mới thì xin phép gia chủ chỉ ăn cơm nấu từ gạo cũ của năm trước, bởi họ quan niệm rằng không bao giờ được phép ăn cơm mới của nhà khác trước khi nhà mình làm lễ cúng cơm mới. Họ tin rằng nếu ăn cơm mới của gia đình khác thì gia đình mình năm sau sẽ mất mùa.
Xem chân gà là một nghi thức quan trọng trong lễ ăn cơm mới người Mông ở Suối Giàng. Họ cho rằng việc xem chân gà trong lễ mừng cơm mới sẽ dự đoán được vụ mùa trong năm mới của gia chủ.
Kết thúc buổi lễ khách và chủ cùng nâng những chén rượu nồng ấm tình cảm anh em họ hàng, tình cảm láng giềng bà con thôn, bản.
1350 lượt xem
Ban Biên tập
Mùa thu, khi những vạt lúa nương chuyển sang đỏ đuôi, báo hiệu mùa thu hoạch đã tới, là thời gian các gia đình trong bản chuẩn bị tổ chức lễ mừng cơm mới tiếng Mông gọi là “Nào màu xaz”. Ðây là lễ thức cúng tế nhằm cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh được dịch bệnh, gia đình có được vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh... Suối Giàng là xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và là địa danh nổi tiếng với đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ. Ðây cũng là nơi được người Mông chọn làm nơi sinh cơ lập nghiệp trong cuộc hành trình đi tìm vùng đất mới. Nhờ có cây chè Shan tuyết mà đời sống của đồng bào ngày càng khá giả. Các thành viên họ Giàng thường tổ chức lễ cúng dòng họ trên một đỉnh núi cao nhằm cảm ơn thần linh phù trợ cho họ và cầu xin thần thổ địa, tổ tiên nơi ở cũ chứng giám phù hộ cho con cháu ở nơi này có được cuộc sống no đủ hơn. Cái tên Suối Giàng đã được ghép bởi tên dòng suối và tên dòng họ người Mông đầu tiên có công khai phá mảnh đất này.
Việc chọn ngày tổ chức lễ mừng cơm mới đối với người Mông ở Suối Giàng không mang ý nghĩa tín ngưỡng, nó phụ thuộc vào lúa chín ở mảnh nương của gia đình, cũng như thời tiết đẹp thuận tiện cho việc đi nương lấy lúa mới về làm lễ và anh em về vui dự lễ.
Khi một gia đình người Mông trong bản chuẩn bị tổ chức lễ cơm mới sẽ được anh em bà con trong bản cũng đến phụ giúp, người lo lên nương gặt lúa kịp mang về chế biến lấy gạo nấu cơm để làm lý, người lo phụ giúp công việc bếp núc, người lo tiếp đón khách. Tại gian thờ của nhà chủ lễ các con vật hiến tế lần lượt được giết thịt, việc này nhất thiết phải được làm tại đây để cho các ma chứng kiến, bởi trong nhà đây là không gian thiêng nơi bày biện đồ cúng và làm lễ hiến tế trong các dịp lễ, Tết của gia đình, dòng họ cũng như các hoạt động lễ nghi tôn giáo khác. Lúc này, gia chủ cùng một số bà con họ hàng chuẩn bị các dụng cụ cắt lúa như dao cắt lúa, lù cở... để đi lên nương cắt những bông lúa đầu tiên về làm lễ cơm mới.
Kết thúc công việc cắt lúa trên nương, bà chủ nhà là người gùi những cum lúa đó về nhà được đặt tại chân cột chính gian giữa nhà. Người Mông quan niệm rằng, làm như vậy để báo với thần cột nhà biết về những công việc của gia chủ đã làm và xin ma cột nhà hãy gìn giữ, bảo vệ hồn lúa mới.
Lúa cắt về được tách hạt ra khỏi bông để chế biến thành gạo. Thóc được sàng sẩy sạch rồi mang đi rang lên trước khi giã. Rang lúa là một công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm, lúa được đảo đều tay, lửa vừa phải, đến độ khô nhất định sao cho khi mang đi giã thành gạo, hạt không bị nát, cơm chín có mùi thơm của gạo mới.
Cùng lúc đó những người đàn ông bận rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên, ma cột nhà, ma cửa nhà, ma bếp. Chủ lễ ngồi trước mâm cúng tiến hành các nghi thức cúng lễ truyền thống của người Mông. Kết thúc lễ cúng tại ban thờ Xử cang, mâm cúng thổ thần, thổ địa tại sân trước cửa chính của gia chủ được dọn ra với lễ vật đơn giản gồm một thìa cơm cùng một miếng thịt.
Sau đó, mâm cơm khách được dọn ra, mọi người ăn uống vui vẻ bên mâm cơm cùng gia chủ. Vị trí ngồi ăn ở từng mâm cũng được quy định rõ ràng. Thầy cúng, chủ nhà cùng các cụ cao tuổi ngồi ăn các món của mâm cơm cúng tại bàn thờ; khách quý được ngồi ăn tại mâm cơm cúng ngoài trời, các mâm tiếp theo được dành để mời anh em họ hàng, bà con trong bản. Ðiều đặc biệt ở đây xôi và cơm được nấu từ gạo mới để chuẩn bị cho lễ cúng khi ăn nếu nhà ai chưa làm lễ mừng cơm mới thì xin phép gia chủ chỉ ăn cơm nấu từ gạo cũ của năm trước, bởi họ quan niệm rằng không bao giờ được phép ăn cơm mới của nhà khác trước khi nhà mình làm lễ cúng cơm mới. Họ tin rằng nếu ăn cơm mới của gia đình khác thì gia đình mình năm sau sẽ mất mùa.
Xem chân gà là một nghi thức quan trọng trong lễ ăn cơm mới người Mông ở Suối Giàng. Họ cho rằng việc xem chân gà trong lễ mừng cơm mới sẽ dự đoán được vụ mùa trong năm mới của gia chủ.
Kết thúc buổi lễ khách và chủ cùng nâng những chén rượu nồng ấm tình cảm anh em họ hàng, tình cảm láng giềng bà con thôn, bản.